Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Viện Khổng Tử tại Việt Nam


Viện Khổng Tử tại Việt Nam


Vào sáng 27/12, ông Nguyễn Thiện Nhân Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ông Du Chính Thanh Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc cùng tham dự lễ gắn biển "Học viện Khổng Tử" tại  trường ĐH Hà Nội. Sau buổi lễ này là một loạt chống đối nổi lên khắp nơi trong giới nhân sĩ trí thức Việt Nam.

Cơ quan tuyên truyền cho Đảng CSTQ?

Chuyến đi của ông Du Chính Thanh sang Việt Nam kết thúc với món quà mà Bắc Kinh mang đến Hà Nội là Học viện Khổng Tử với tiêu chí là quảng bá văn hóa và dạy ngôn ngữ Trung Quốc.
Dư luận ngay sau đó đã lo ngại về sự xuất hiện này của Viện Khổng Tử và không ít người cho rằng Viện này chỉ là một cơ quan tuyên truyền cho Đảng cộng sản Trung Quốc không hơn không kém, nó chỉ mượn Khổng Tử làm chiếc bình phong và việc làm thật sự của nó rất khác tôn chỉ mục đích mà nó tuyên bố.

Ông Dương Danh Dy một viên chức ngoại giao đặc trách vấn đề Trung Quốc trong nhiều năm nay đã nghỉ hưu cho biết ý kiến của ông:

“Tôi nhớ tôi đã viết bài về Viện Khổng Tử khi lần đầu tiên Trung Quốc bắt đầu tuyên truyền và trong đó tôi đã nói rõ đấy là hình thức thì họ dạy tiếng Trung Quốc nhưng chính ra là để kềm chế, tìm hiểu thông qua con đường văn hóa, văn học và họ đi sâu vào buộc các nước cho họ đặt Viện Khổng Tử phải đi theo khuynh hướng của họ. Mấy năm trước tôi đã nói rồi nhưng bây giờ tôi vẫn thấy là đúng.”

Nếu theo mục tiêu giảng dạy tiếng Trung Quốc thì Đại Học Hà Nội, đã thiết lập quan hệ hợp tác với 50 trường đại học của Trung Quốc, trong đó có ĐH Sư phạm Quảng Tây và do đó mở thêm Viện Khổng Tử trong khuôn viên của trường là không cần thiết.

Nếu vì mục đích quảng bá văn hóa thì trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay khó thuyết phục được người dân. Sau hơn một ngàn năm nô lệ có lẽ người Việt đã thấm nhuần văn hóa ấy đến nỗi còn hơn cả người Trung Quốc. Giáo sư Ngô Đức Thọ hiện công tác tại viện Hán Nôm Hà Nội cho biết:

“Nếu nói về đạo Khổng Tử thì có hai cái mảng. Mảng lý thuyết có một phần giá trị chủ yếu người ta gọi là giá trị thực tiễn thì nó ăn vào cuộc sống tức là vào phong tục tập quán, tín ngưỡng, thờ cúng …thì nó ăn rất sâu và nay nó đã trở thành phẩm chất văn hóa của người Việt rồi và điều đó đã tồn tại mấy nghìn năm nay.
Nhưng phải nói rằng tư tưởng của Khổng Tử là những tư tưởng lạc hậu. Những tư tưởng ấy phục vụ cho giai cấp phong kiến mà trước hết là phục vụ cho phong kiến Trung Hoa chúng tôi từ xưa đã hiểu như thế chứ không bao giờ nhầm lẫn cả.”

Người Việt thấm nhuần từ những bài học lịch sử trong đó không hiếm những lần bị xâm lược, bị cướp phá, bị đồng hóa và nhất là các cuộc chiến tranh biên giới cũng như ngoài Biển Đông vẫn còn mỗi ngày ám ảnh.
Viện Khổng Tử mở ra từ tháng Sáu năm 2004 và cho đến nay nó đã có 480 viện nằm rải rác trên khắp các lục địa. Đối với Việt Nam sự xuất hiện vào năm 2014 của nó là quá chậm. Ông Dương Danh Dy khi được hỏi phải chăng trong chuyến đi Hà Nội lần này ông Du Chính Thanh đã mang một thông điệp nào đó khiến Việt Nam cởi mở hơn và chấp nhận sự có mặt của Viện Khổng Tử hay chăng, Ông Dương Danh Dy cho biết:

“Theo tôi thì chẳng có hòa hoãn hay hiểu nhau hơn gì cả mà Việt Nam đành phải chịu. Bướng bằng ấy năm rồi không được thì bây giờ phải nhận một cái. Các nước chung quanh đã có hàng mấy chục cái, tất cả đã có mấy trăm cái trên thế giớ rồi chứ có ít đâu bây giờ Việt Nam mới là cái đầu tiên, nước ở gần mà như thế thì thôi cũng phải làm một cái chứ.”

Cung cấp thông tin một chiều?

Trong 10 năm hoạt động Viện Khổng Tử đã lần lượt có mặt trong khuôn viên nhiều trường đại học EU và tràn sang Hoa Kỳ lẫn Canada. Tuy nhiên lúc gần đây một loạt các cuộc chống đối do các giảng sư đại học tại các trường Hoa Kỳ, Canada đã mang hình ảnh thật của nó ra công luận khiến giới học thuật chú ý tới mục đích và cách hoạt động của nó rõ hơn những gì nó tuyên bố.

DSC-1188-1-6843-1419679757-400.jpg
Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh tại Lễ gắn biển "Học viện Khổng Tử" tại trường ĐH Hà Nội vào sáng 27/12/2014. Photo courtesy of VNExpress.

Từ việc cấm giảng dạy hay nhắc đến các đề tài như Thiên An Môn, từ Đức Đạt La Lạt Ma cho tới Lưu Hiểu Ba. Từ  Tây Tạng, Tân Cương cho tới Đài Loan. Từ Pháp Luân Công, tới hình ảnh tệ hại của Đảng cộng sản Trung Quốc hoàn toàn bị cấm ngặt trong Viện Khổng Tử, trong khi nó được nói là quảng bá văn hóa Trung Quốc và sinh viên theo học nó chỉ biết một chiều những gì nó muốn cho biết.

Trung Quốc lấy tiền tài trợ cho các trường Đại học để thu hút sự đồng ý trên tiêu chuẩn hai bên cùng có lợi. Thế nhưng đối với giới học thuật Tây phương thì cái lợi lớn nhất là tự do trao đổi tư tưởng. Trung Quốc không thể dùng tiền để khuynh loát các trường cho phép họ mở Viện Khổng Tử cho nên sau khi bị tố cáo nhiều đại học đã đóng cửa các Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường của họ.

Các đại học McMaster, Waterloo, Manitoba của Canada hay Chicago, Pennsylvania của Mỹ đã mời Viện ra khỏi trường trong khi các đại học khác đang chuẩn bị để trả lời dư luận về những điều kiện mà Viện Khổng Tử đặt ra cho nhà trường trong các hợp đồng được ký kết. Những điều khoản ấy trước đây được xem là bí mật nhưng với luật pháp của Mỹ và nhiều nước Tây phương khác không có gì được gọi là bí mật trong giáo dục ngoại trừ sự bí mật ấy là các thỏa thuận bất chính.

Ở Việt Nam những vấn nạn vừa nêu hoàn toàn không đáng lo ngại vì hai nước đã có cùng những ưu tư nên không cần sự xuất hiện của Viện Khổng Tử thì nhà nước Việt Nam cũng đã hành xử tương tự để tự bảo vệ mình.

Các phong trào đòi độc lập của người Duy Ngô Nhĩ hay Tây Tạng không hề thấy báo chí Việt Nam loan tin, bình luận. Lưu Hiểu Ba, Đức Đạt La Lạt Ma cũng chẳng người dân Việt Nam nào biết. Việt Nam làm ăn với Đài Loan nhưng có chuyện xảy ra giữa hai người đồng chủng thì Hà Nôi luôn đứng bên ngoài và luôn luôn lớn tiếng bảo vệ Trung Quốc.

Cái còn lại mà nhân sĩ trí thức Việt Nam rất sợ Viện Khổng Tử là Trung Quốc sẽ lợi dụng nó để hoạt động tuyên truyền cho các vấn đề lãnh thổ, đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Năm 2009, ông Lý Trường Xuân, nguyên cục trưởng Cục Tuyên truyền trung ương Trung Quốc, đã chính thức thừa nhận rằng Viện Khổng Tử là một phần quan trọng trong chiến lược tuyên truyền ở hải ngoại của Chính phủ Trung Quốc.
Ai theo dõi được hoạt động của họ khi các giáo sư đến từ Trung Quốc dùng bản đồ được Bắc Kinh  in ấn và những bài học mang tính nhồi sọ sẽ tác động thế nào lên sinh viên ngoại quốc theo học tiếng Trung tại Việt Nam?

TS Vũ Cao Phan, nguyên Phó chủ tịch hội Hữu nghị Việt Trung, Cố vấn Viện Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Đại học Bình Dương chia sẻ sự lo ngại của ông về vấn đề này:

“Viện Khổng Tử khi được thành lập tại Việt Nam thì Trung Quốc sẽ rất khôn khéo đưa các vấn đề liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa, Biển Đông một cách nào đó qua cách quảng bá của họ thông qua tuyên truyền.Vì thế cho nên việc thành lập Viện Khổng Tử để quảng bá văn hóa là hoan nghênh nhưng đối với Việt Nam nó không thích hợp. Không phải vì chúng ta chống văn hóa Trung Quốc mà chúng ta rất cần văn hóa Trung Quốc và vì Việt Nam rất quen thuộc với văn hóa Trung Quốc và với Khổng Tử rồi nhưng với việc Khổng Tử được thành lập tạ iđại học Hà Nội thì Trung Quốc sẽ tuyên truyền những cái khác ngoài văn hóa.”

Giáo sư Ngô Đức Thọ cũng cùng lo lắng về cái mà ông gọi là sai lầm rất lớn của chính quyền:

“Còn mặt tiêu cực thì rõ ràng bởi vì trong khi tuyên truyền vấn đề văn hóa Trung Hoa thì họ lồng tất cả những tư tưởng của chủ nghĩa bành trướng hiện đại để mà ca ngợi không những ngày xưa mà còn ca ngợi chủ nghĩa bành trướng hiện nay của Tàu thì tôi thấy đây là một điều rất mất cảnh giác.
Chúng ta nói là chống diễn biến hòa bình nhưng đây là đồng ý đưa tư tưởng của quân thù địch vào đất nước. Vấn đề Hoàng Sa Trường Sa tuy là rất lớn nhưng xảy ra ngoài biển Đông nhưng bây giờ không còn là chuyện Biển Đông mà mang ngay tư tưởng bành trướng đại hán cắm giữa thủ đô Hà Nội thì tôi cho đó là một sự sai lầm rất lớn đối với tư tưởng dân tộc, bảo vệ chủ quyền Việt Nam chưa cân nhắc kỹ càng. Nhà nước cứ làm những chuyện tréo ngoe như thế thì quần chúng nhân dân, giới trí thức phải có những tình cảm ngược lại thôi.”

Sự lo ngại về cách mà Trung Quốc có thể dùng tới trong khi vấn đề biển đảo đang là mối nguy thường xuyên cho thấy vấn đề không đơn giản là mua chuộc hay xâm lăng văn hóa. Sợ hãi và tiên lượng những gì hơn thế không phải lúc nào cũng đúng nhưng đối với kinh nghiệm ứng phó với Trung Quốc thì sự lo lắng này không phải là thừa.



 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/concerning-about-confucius-institute-in-vn-ml-12302014075038.html

pro&contra – Lời tạm biệt

pro&contra – Lời tạm biệt

Tháng 12 31, 2014
Phạm Thị Hoài

Sau mười ba năm đầu viết văn, 1988-2001, tôi đã ngừng hẳn sáng tác văn chương để chuyển sang báo chí. Bây giờ, sau mười ba năm tiếp theo, 2001-2014, giai đoạn làm báo của tôi với talawaspro&contra cũng khép lại [1]. Nó để lại trong cuộc đời tôi dấu ấn quá sâu đậm, khiến một lời kết như thế nào cũng thành bất lực. Nó chấm dứt trong bối cảnh nền báo chí độc lập ở Việt Nam đang mất đi quá nhiều hi vọng, khiến một lời chia tay lúc này u ám hơn tự nó. Tôi chỉ có thể bày tỏ lòng biết ơn không thể diễn tả hết của mình với tất cả những người đã đi cùng tôi trong từng chặng đường và trong suốt cuộc hành trình, đã chia sẻ với tôi từ những việc nhỏ nhất đến những việc lớn hơn, đã góp tài năng, công sức, kiến thức, niềm đam mê, sự kiên trì và lòng can đảm cho một lí tưởng mà tôi phục tòng, đã chịu đựng ngay cả khi tôi vô lối và tin cậy ngay cả khi tôi hoang mang, đã hào phóng với những lời khen mà tôi ít khi biết đáp lại và từ tốn với những lời phê bình mà tôi không luôn dễ dàng tiếp thu, đã giúp tôi trưởng thành và giàu có lên từng ngày, đã cho cuộc đời nhỏ của tôi một ý nghĩa lớn hơn, và đã tặng tôi một số tình bạn bền vững nảy sinh từ trắc trở. Nếu được lùi trở lại, tôi không do dự chọn mười ba năm vừa rồi để làm đúng những việc đã làm. Song từ ngày mai, mở đầu một năm mới, tôi đã bồn chồn cho một giai đoạn mới.

Tạm biệt.

© 2014 pro&contra


[1] Cũng như talawas, tuy ngừng hoạt động nhưng pro&contra vẫn tiếp tục được lưu giữ trên mạng.



 http://www.procontra.asia/

10 sự kiện chính trị - xã hội - kinh tế nổi bật nhất năm 2014

10 sự kiện chính trị - xã hội - kinh tế nổi bật nhất năm 2014


Dân Luận - Năm 2014 là một năm đầy biến động về kinh tế - chính trị - xã hội tại Việt Nam nhất là những tháng cuối năm. Mời bạn đọc cùng chúng tôi điểm lại những sự kiện đáng chú ý trong năm vừa qua.
1. Giàn khoan Trung Quốc tiến hành thăm dò trong lãnh hải Việt Nam dẫn đến căng thẳng giữa hai nước
 

Giàn khoan HD981 thăm dò tại vùng biển Việt Nam

Ngày 1/5/2014 Trung Quốc bất ngờ đưa giàn khoan HD981 vào khu vực biển Đông cách đảo Tri Tôn quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý (khoảng 30m) về phía Nam làm bùng nổ làn sóng chống Trung Quốc mạnh mẽ đã tồn tại âm ỷ bao năm qua tại Việt Nam.
Tình hình ngày càng leo thang khi Trung Quốc liên tục xua nhiều tàu quân sự, tàu kiểm ngư, tàu cá xâm phạm lãnh hải Việt Nam và dùng vòi rồng liên tục tấn công tàu Việt Nam.
Chưa dừng lại ở đó, ngày 18/6/2014 Trung Quốc tiếp tục đưa thêm giàn khoan thứ 2 – Hải Nam số 9 xuống biển Đông.
Sự kiện này được cho là căng thẳng nhất kể từ năm 1979 cho đến nay khiến dư luận cả 2 nước cũng như quốc tế đặc biệt quan tâm theo dõi.
Nhiều cuộc biểu tình hàng ngàn người điễn ra ở Sài Gòn, Hà Nội và các tỉnh lân cận liên tiếp diễn ra sau đó, được báo chí chính thống Việt Nam đăng tải. Tình hình lên đến đỉnh điểm khi công nhân ở Bình Dương, Hà Tĩnh kêu gọi đình công biểu tình chống Trung Quốc dẫn đến tình trạng bạo động gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp.
 
Loạt bài phóng sự bạo động Bình Dương của nhạc sĩ Tuấn Khanh:
Về phía dư luận, phần lớn các ý kiến trên báo chí chính thống và các diễn đàn công khai đều phản đối hành động của Trung Quốc, tuy nhiên mức độ phản đối cũng như quan điểm về cách giải quyết rất khác nhau, từ kêu gọi chiến tranh, đưa ý kiến kiện ra toà án quốc tế, sử dụng giải pháp ngoại giao đến hòa hoãn.

Một cuộc biểu tình được cho rằng do nhà nước đứng đằng sau, với các băng rôn biểu ngữ ủng hộ chính quyền

Biểu tình ngày 11/5/2014 của các blogger, xuất hiện băng rôn và biểu ngữ đòi trả tự do cho người yêu nước chống Trung Quốc

Một số người bất đồng chính kiến cho rằng hành động của giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam là chưa đủ mạnh mẽ, qua việc diễn ra Hội nghị Trung ương 9 Đảng CSVN cùng lúc nhưng không bàn công khai và tuyên bố về vụ giàn khoan. Và yêu cầu nhà cầm quyền phải trả tự do ngay lập tức những người bị giam giữ vì chống Trung Quốc.
Ngày 15/7/2014 Trung Quốc bất ngờ tuyên bố chính thức rút giàn khoan HD981 ra khỏi đảo Tri Tôn thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam kết thúc 75 ngày làm mưa làm gió nổi sóng tại biển Đông. Nhiều nhà quan sát cho rằng, quan hệ Việt – Trung sẽ không thể thắm thiết như xưa sau vụ giàn khoan. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam đã khôi phục lại quan hệ với Trung Quốc sau chuyến thăm của ông Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2014.

2. Đại gia Hà Văn Thắm bị bắt, và nghi ngờ về sân sau của chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng

 

Hà Văn Thắm - cựu Chủ tịch Ocean Bank được cho là quân của chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng

Ngày 24-10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, thực hiện lệnh khám xét và bắt giam ông Hà Văn Thắm ( nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương - OceanBank). Ông Thắm bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo điều 179 Bộ luật hình sự.
Ông Thắm được báo Người đưa tin tại Việt Nam mô tả là nằm trong “top 10 gia đình đại gia lắm tiền nhiều của nhất sàn chứng khoán Việt Nam”. Tờ báo Anh The Economist lại nói rằng "ông Hà Văn Thắm là nhân vật được cho là có quan hệ tầm cao với giới chức chính phủ và Ngân hàng Đại Dương có liên hệ tới diễn biến của vụ đóng cửa Zone 9, một khu tổ hợp kinh doanh và giải trí tại Hà Nội, sau hỏa hoạn chết người tại đây.”
Trên mạng lại xuất hiện các đoạn băng ghi âm mà dư luận gọi rằng "chấn động triều đình" của Hà Văn Thắm được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chống lưng để cướp Ngân hàng Bảo Việt.
Nhiều người cho rằng sự kiện này diễn ra chứng tỏ đang có một cuộc chiến ở cấp cao giữa ông Nguyễn Sinh Hùng và ông Nguyễn Tấn Dũng, bên lề kỳ họp Quốc Hội lần thứ 12. Trong lúc ông Nguyễn Sinh Hùng đang chỉ trích mạnh mẽ chính phủ ông Dũng về các yếu kém của nền kinh tế, thậm chí đòi người "phiếu tín nhiệm thấp" phải từ chức thì đàn em của ông Hùng bị bắt.



Video ghi âm toàn bộ bí mật giửa CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Hà Văn Thắm


Ghi âm Hà Văn Thắm:'Tao sẽ dùng Thường vụ Quốc hội đuổi mày ra khỏi ngân hàng nhà nước'

3. Giá dầu đi xuống làm tình hình thu chi ngân sách của chính phủ Việt Nam căng thẳng, trong lúc vấn đề nợ công tăng lên đang được quan tâm


Giá dầu thô giảm mạnh liên tục, trong khi Việt Nam có tới 10% GDP (tương đương 30% thu ngân sách) từ xuất khẩu dầu thô. Theo các cơ quan chính phủ cũng như các chuyên gia phân tích nước ngoài, giá dầu giảm có tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam trong lúc vấn đề nợ công tăng cao đến mức báo động. Vừa qua bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: Mỗi 1 USD giá dầu giảm thì Việt Nam mất 1.000 tỉ đồng, khi giá dầu xuống trên dưới 80 USD/thùng thì mất 20.000 tỉ đồng.
Tính đến gần cuối năm 2014 thì nợ công của Việt Nam là hơn 85 tỷ USD, nghĩa là mỗi người dân đang gánh số nợ 937 USD theo đồng hồ nợ công toàn cầu của báo The Economist.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu giá dầu tiếp tục giảm và tình hình nợ công cứ tiếp tục tăng mà Chính phủ Việt Nam không có giải pháp thích hợp, không tiến hành cải cách đúng mức, thì khả năng về việc Việt Nam vỡ nợ công là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

4. Hoa Kỳ gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam



Quan hệ Việt Mỹ đang dần được cải thiện

Ngay khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Bắc Kinh dự Hội nghị thượng đỉnh APEC ngày 10.11, thì cùng ngày Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành văn bản chính thức về việc bãi bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sát thương sang Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 10.11.2014.
Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam cho thấy một bước tiến mới trong quan hệ giữa hai nước. Điều này cho thấy sau gần 4 thập niên kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam năm 1975, quan hệ Việt – Mỹ ngày càng được cải thiện và nhích lại gần nhau hơn. Việc quan hệ Việt - Mỹ trở nên thân thiết khiến Trung Quốc trở nên lo ngại Việt Nam sẽ tăng sức mạnh vượt trội về an ninh quốc phòng cũng như dần ngả về phương Tây, điều này đã tạo nên tâm lý áp lực mạnh mẽ cho phía Trung Quốc.
Theo phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc dỡ bỏ chỉ được áp dụng cho các mục đích an ninh hàng hải và không có mục đích nhắm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy rằng có những lí do quan trọng nhắm vào Trung Quốc của Washington đằng sau việc dỡ bỏ 1 phần lệnh cấm vận này.
Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm cũng mang lại cho Việt Nam những lợi ích thiết thực về đối ngoại và quốc phòng. Nhiều nhà quan sát cho rằng quan hệ Việt – Mỹ được cải thiện sẽ tỷ lệ thuận với việc cải thiện nhân quyền, tự do cho Việt Nam do chính phủ Việt Nam phải chịu những áp lực cải thiện nhân quyền từ phía Mỹ. Tuy nhiên cho đến thời điểm này thì tình hình nhân quyền Việt Nam vẫn không mấy được cải thiện.

5. Án oan Tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lần đầu tiên chủ tịch nước ra lệnh tạm dừng tử hình một phạm nhân trước tác động của dư luận xã hội
 

Dự luận Việt Nam đang bức xúc với án oan của tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng

Vào ngày 14.1.2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (Thủ Thừa, Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc. Vụ án kéo dài hơn 6 năm và đến phút chót dư luận lại một lần bất ngờ khi ngay trước ngày thi hành án tử hình, tử tù Hồ Duy Hải được ký quyết định tạm dừng thi hành án.
Để có được lệnh tạm dừng thi hành án, gia đình anh Hải đã ròng rã kêu oan khắp nơi với sự trợ giúp truyền thông mạnh mẽ từ các blogger và báo lễ trái. Nhờ sự kêu gọi mạnh mẽ trên mạng của các blogger và truyền thông lề trái ở Việt Nam, các cơ quan truyền thông chính thống bắt đầu chú ý đến vụ án của Hồ Duy Hải và bắt đầu đưa tin về vụ án.
Đây được cho là lần đầu tiên đích thân chủ tịch nước ra quyết định tam ngừng thi hành án tử hình với phạm nhân trước tác động của dư luận xã hội.
Sau đó dư luận lại một lần nữa bức xúc với án oan của tử tù Nguyễn Văn Chưởng (Hải Dương). Bố mẹ Nguyễn Văn Chưởng đã tọa kháng nhiều ngày liền trước tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) để kêu oan cho con trai mình, đánh động dư luận xã hội và nhiều blogger đến ủng hộ và yểm trợ.
Sự việc án oan xảy ra ở nhiều nơi lại dấy lên một hồi chuông báo động về sự minh bạch trong nền tư pháp và pháp luật Việt Nam hiện nay.

6. Vụ kiểm tra sai phạm tham nhũng nhà đất ông Trần Văn Truyền
 
Vào ngày 21/11/2014 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo kết luận về sai phạm tham nhũng nhà đất của ông Trần Văn Truyền gồm 6 căn nhà, biệt thự và đất tại Bến Tre, Sài Gòn và Hà Nội. Vụ việc kiểm tra nhà đất và thu hồi tài sản ông Truyền đã khiến dư luận quan tâm khi mà tham nhũng tại Việt Nam luôn được cho là một chủ đề nhạy cảm và hiếm khi bị phanh phui ra ánh sáng.
Ông Trần Văn Truyền nguyên là Tổng Thanh tra Chính phủ từ năm 2007 đến năm 2011. Thanh tra Chính phủ là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian còn tiền nhiệm, ông đã có nhiều câu nói chống tham nhũng, chống tiêu cực vô cùng mạnh mẽ trên truyền thông.
Dư luận đặt vấn đề rằng liệu chỉ có trường hợp ông Truyền hay còn vô số những trường hợp tương tự chưa bị phát hiện công khai ra? Cũng như công cuộc đấu tranh chống tham nhũng có giải quyết triệt để hay không, và còn có bao nhiêu thanh tra như ông Trần Văn Truyền nữa?
Nhiều người nhận định rằng, vụ việc ông Trần Văn Truyền bị phanh phui thể hiện chính phủ Việt Nam đang muốn lấy lại hình ảnh trong sạch chống tham nhũng của mình khi mà chuyện tham nhũng đầy rẫy trong nội bộ đảng, bên cạnh đó đây có thể là hệ quả của việc vận động chính trị trước đại hội đảng do các phe phái chính trị hạ bệ lẫn nhau.

7. Dự án xây dựng cáp treo Sơn Doong 
 

Hang động Sơn Doong tỉnh Quảng Bình hiện đang giữ kỷ lục hang động lớn nhất thế giới và là điểm tham quan thú vị nhất của quần thể Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, là thắng cảnh được Unesco công nhận là di sản thế giới. Tờ báo New York Times xếp hang Sơn Đoòng đứng thứ 8 trong số 52 địa điểm xứng đáng đến du lịch trên toàn cầu trong năm 2014.
Thế nhưng thắng cảnh độc đáo nhất thế giới này đang bị đe dọa bởi một dự án quy mô của tập đoàn Sun Group : làm tuyến cáp treo dài trên 10 km từ động Phong Nha đến động Sơn Đoòng, vận chuyển 1.000 khách/ giờ ; bên cạnh đó là các tổ hợp khách sạn, sân gôn…
Sau khi thông tin này được đưa ra đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía dư luận. Nhiều nhà nghiên cứu môi trường đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng việc xây dựng, đục khoét lên di sản là cực kì nguy hiểm đến vẻ đẹp thiên nhiên.
Dư luận trong nước và thế giới, cả trên báo chí nhà nước và mạng xã hội đều lên tiếng phản đối. Nhiều blogger, vlog và các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng đã lên tiếng cảnh báo trước ý định xây dựng cáp treo, gây nguy hiểm cho di sản thiên nhiên Sơn Đoòng. Trang Save Son Doong - Phản Đối Dự Án Cáp Treo Hang Sơn Đoòng mới lập chưa đầy 2 tháng đã thu hút hơn 25 ngàn lượt quan tâm và theo dõi.
Vlogger Dưa Leo – Một diễn viên hài độc thoại cũng thể hiện quan điểm của mình bằng cách cho ra mắt vlog phản đối dự án cáp treo này.

Vlog của Dưa Leo về việc phanh phui tuổi thật của Công Phượng và duẹ án cáp treo Sơn Doong
Cho đến thời điểm này, dư luận vẫn đang tranh cãi xung quanh việc bảo tồn hang động hay phát triển cáp treo, và hiện nay vẫn chưa có thông tin chính thức rằng sẽ ngưng hoàn toàn việc xây dựng dự án này.

8. Hiện tượng Flappy Bird gây sốt trên toàn thế giới




Xuất hiện từ cuối tháng 1/2014 trên 2 chợ ứng dụng Google Play cho thiết bị Android và App Store cho iPhone, iPad. Trò game Flappy Bird của tác giả người Việt có tên Nguyễn Hà Đông đã gây sốt trên toàn cầu vì tính đơn giản nhưng rất khó chơi của trò chơi trên thiết bị di động này.
Sau khi nổi tiếng trên toàn cầu, một số tờ báo nước ngoài đã có những bình luận cho rằng Flappy Bird ăn cắp hình ảnh đồ họa từ trò game kinh điển Mario của hãng Nintendo, tuy nhiên sau đó hãng Nintendo đã khẳng định Flappy Bird không vi phạm tới bất kỳ bản quyền nào của hãng. Flappy Bird sau đó trở thành hiện tượng game nổi tiếng toàn cầu và được báo chí thế giới ca tụng hết lời.


 
Tác giả Nguyễn Hà Đông và trò chơi Flappy Bird

Tuy nhiên, sau khi tiết lộ doanh thu từ quảng cáo của Flappy Bird có thể lên tới 50 ngàn USD/ngày, các cơ quan quản lý thuế tại Việt Nam đã đề cập đến vấn đề truy thu thuế đối với tác giả Nguyễn Hà Đông. Song song đó, người chơi Flappy Bird bắt đầu có xu hướng phát cuồng vì trò game quá khó, dẫn tới những hành động tiêu cực như đập điện thoại, có những hành vi mất kiểm soát cùng việc đưa lên YouTube các video cay cú vì trò game này.
Trước những áp lực từ người chơi trên toàn cầu về những tác động tiêu cực, cùng những quan điểm trái chiều tại Việt Nam đòi truy thu thuế Flappy Bird hay đố kỵ rằng trò game này chỉ là sự vi phạm bản quyền về hình ảnh và ý tưởng, tác giả Nguyễn Hà Đông đã quyết định gỡ bỏ trò game này khỏi 2 chợ ứng dụng di động trên toàn cầu. Tuy nhiên, Flappy Bird vẫn được lọt vào 10 từ khóa tìm kiếm trên Google nhiều nhất toàn cầu năm 2014, và tác giả Nguyễn Hà Đông cũng lọt vào danh sách 10 triệu phú công nghệ làm giàu từ Internet do trang The Richest bình chọn.

9. Ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi) kiện chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và lùm xùm khu Du Lịch Đại Nam đóng cửa
 

 
Công văn của Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo yêu cầu xem xét, giải quyết đơn tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương của ông Huỳnh Uy Dũng.

Vụ ông Huỳnh Uy Dũng kiện chủ tịch UBND Bình Dương được cho là vụ kiện nổi tiếng nhất trong năm 2014. Theo đó, ông Dũng kiện ông Lê Thanh Cung (chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) trong việc chậm phê duyệt, quản lý đất đai của ông Dũng.
Theo lời Phó Tổng GĐ Công ty CP Đại Nam ông Phạm Đình Khương thì trong thời gian xảy ra vụ kiện công ty CP Đại Nam thường xuyên bị kiểm tra thuế với mật độ dày đặc và công an Tỉnh Bình Dương cũng bắt đầu hình sự hóa vụ việc.
Vụ kiện đang lùm xùm trên báo chí, thì có thông tin ông Dũng tuyên bố đóng cửa khu du lịch Đại Nam vì cho rằng bị chính quyền tỉnh Bình Dương o ép.
Ngày 8/11/2014 KDL Đại Nam tuyên bố mở cửa miễn phí, hàng trăm ngàn người từ khắp các tỉnh đổ về tỉnh Bình Dương tham quan KDL gây kẹt xe nghiêm trọng . Ước tính trong 20 ngày mở cửa miễn phí có đến hơn 1,5 triệu lượt khách gây tắc nghẽn giao thông trên tuyến đại lộ Bình Dương.

Kẹt xe nghiêm trọng tại KDL Đại Nam trong những ngày mở cửa miễn phí

Chỉ trong chưa đầy 10 ngày liên tiếp, 3 thông báo khác nhau về thời gian đóng cửa và hoạt động của Khu du lịch Đại Nam được thay đổi khiến dư luận xôn xao. Nhiều người cho rằng đây là phương cách trả đũa của ông Dũng Lò Vôi với chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Và 1 điều thú vị nữa là trên mạng xuất hiện Facebook tự xưng là ông Dũng Lò Vôi đăng tải các thông tin chỉ trích nặng nề chính phủ, kêu gọi biểu tình đầy tính kích động chống đối . Tuy nhiên ông Dũng phủ nhận Facebook đó là của mình và tố cáo rằng có người đã mạo danh ông.
10. Dự án Trung Quốc xây dựng khu nghỉ dưỡng triệu đô trên đèo Hải Vân

Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine

Việc tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp phép xây dựng Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở Hải Vân do chủ đầu tư Trung Quốc đã gây ra những phản đối từ phía những người quan tâm, vì đây là khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Rất may sau đó dư luận phản ứng kịp thời cho nên chính quyền địa phương đã quyết định dừng dự án trước sức ép của truyền thông. Tuy nhiên, dư luận vẫn tự đặt ra câu hỏi, Nếu dự án này được phê duyệt thì chuyện gì sẽ xảy ra? Và tại sao, những chuyện dễ động chạm đến lợi ích quốc gia, an ninh lãnh thổ lại cứ dễ dàng xảy ra như vậy?

Mắt Bão, Biên Tập Viên Dân Luận thực hiện



 http://www.danluan.org/tin-tuc/20141227/10-su-kien-chinh-tri-xa-hoi-kinh-te-noi-bat-nhat-nam-2014

Vòng quanh thế giới ngày 31/12/14



Vòng quanh thế giới ngày 31/12/14

1. Tin Việt Nam: Con út Thủ tướng VN vào ban lãnh đạo tỉnh

Nguyễn Minh Triết, con út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã được đưa vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định, trang điện tử của báo Bình Định, đưa tin.
Ông Triết vào vị trí này khi mới 24 tuổi và là thành viên trẻ nhất của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định. Theo báo Bình Định, quyết định đưa ông Triết vào Ban Chấp hành Đảng bộ Bình Định là do Ban Chấp hành trung ương Đảng quyết định


2. Tin Hoa Kỳ: Tuần báo Saigon Nhỏ bị phạt đền bù 4 triệu rưỡi vì tội phỉ bang và vu khống

Ba nguyên đơn, gồm Công Ty Người Việt Daily News Inc., ông Phan Huy Đạt, và bà Hoàng Vĩnh, thắng vụ kiện báo Saigon Nhỏ và bà Hoàng Dược Thảo, tội danh phỉ báng và vu khống. Mức bồi thường bị cáo phải trả cho các nguyên đơn là $3,000,000 để đền bù tổn hại danh dự, tổn hại uy tín, và đau đớn cảm xúc. Ngoài ra phải trả thêm cho các nguyên đơn $1,500,000, tiền phạt do hành xử ác ý của bị cáo.
Trong bài viết ngày 28 tháng Bảy, 2012, bà Hoàng Dược Thảo viết rằng Cộng Sản Việt Nam đã mua nhật báo Người Việt và để cho ông Phan Huy Đạt đứng tên chủ nhân. Cũng trong bài viết ấy, bà Hoàng Dược Thảo đăng tin đồn thất thiệt về đời tư của bà Hoàng Vĩnh.


3. Tin Indonesia: Máy dò siêu âm có thể đã phát hiện xác máy bay QZ8501

Sáu thi thể trong đó có một phụ nữ mặc đồng phục tiếp viên hàng không của hãng AirAsia trôi trên biển đã được vớt ngoài khơi đảo Java, Indonesia. Theo Reuters, cơ quan cứu hộ Indonesia xác nhận nguồn tin của báo Mỹ Wall Street Jounal, xác chiếc máy bay lâm nạn chìm sâu dưới mặt nước 30 mét có thể đã được hệ thống Sonar dò âm phát hiện. Tuy nhiên do thời tiết xấu,công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay QZ 8501 bị gián đoạn vào sáng nay.


4. Tin Hoa Kỳ: Thêm tên một số giới chức Nga vào danh sách chế tài

Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với thêm 4 quan chức Nga, kể cả 2 giới chức ở Chechnya, bị cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền.  Đó là Phụ tá Công tố viên trưởng Victor Grin, người đã mở lại các vụ án mới chống luật sư Magnitsky, nhiều năm sau khi ông đã qua đời.
Hai giới chức Chechnya cũng bị ghi tên vào danh sách này là Thứ trưởng Bộ Nội vụ Apti Alaudinov và Chánh sự vụ văn phòng tổng thống Magomed Daudov. Hai ông này bị cáo buộc là có dính líu trong vụ bắt cóc và đánh đập nhà hoạt động Chechnya Ruslan Kutayev.


5. Tin Anh Quốc: Bán đứng Hồng Kông cho Trung Quốc ?

Theo các tài liệu tối mật vừa được công khai hóa vào hôm nay, 30/12/2014, chính quyền Anh Quốc đã ngắm nghía quan hệ thương mại béo bở với Trung Quốc ngay cả trước khi ký thỏa thuận trao trả Hồng Kông về cho Trung Hoa Lục Địa vào năm 1984.
Tài liêu công bố hôm nay còn cho thấy lãnh đạo Trung Quốc lúc ấy là Đặng Tiểu Bình đã tìm cách trấn an bà Thatcher là Bắc Kinh sẽ tôn trọng cam kết của của mình trong thỏa thuận, dựa trên chính sách « một quốc gia, hai chế độ ». Thậm chí ông Đặng Tiểu Bình còn nói thêm là Trung Quốc « luôn tôn trọng những cam kết của mình ».


6. Tin Philippines: 53 người thiệt mạng vì bão ở Philippines

Các giới chức Philippines cho biết số người chết trong trận bão nhiệt đới Jangmi đã tăng tới 53 người. Hầu hết những những vụ tử vong xảy ra hôm thứ ba trong lúc bão rời khỏi đảo Mindanao ở miền nam, là nơi mà một ngày trước đó đường sá và cầu cống bị đóng vì mưa lớn.
Nhiều cư dân địa phương và giới hữu trách bị bất ngờ bởi những vụ đất chuồi lớn làm cho nhà cửa và xe cộ bị chìm dưới đất đá và bùn.


7. Tin Liên Hiệp Quốc: Kêu gọi Myanmar cho người Rohingya quy chế công dân đầy đủ

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết, kêu gọi Myanmar cấp quy chế công dân và các quyền bình đẳng cho nhóm thiểu số sắc tộc Rohingya bị ngược đãi. 
Trong một nghị quyết được nhất trí thông qua hôm qua, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bày tỏ “quan tâm sâu sắc” về cách đối xử đối với với nhóm thiểu số phần lớn theo Hồi giáo này.


8. Tin Phi Châu: Ebola hoành hành tại Tây Phi làm thế giới kinh hoàng

Trong năm 2014, virút Ebola bộc phát tại Tây Phi. Dịch bệnh này vẫn còn là một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở tầm mức bi thảm. Có hơn 20.000 người lây nhiễm virút, và hơn 7.800 người thiệt mạng.
Ebola bắt đầu tại vùng quê yên tỉnh của Guinea vào những ngày cuối cùng của năm 2013. Virút Ebola sau đó hoành hành tại Guinea, Liberia và Sierra Leone. Ebola lan sang Nigeria và Mali, giết chết các bác sĩ và nhân viên y tế và hơn một phần ba những người bị lây nhiễm virút này. Ebola đã để lại hàng ngàn trẻ mồ côi.


9. Tin Hàn Quốc: Con gái Chủ tịch Korean Air bị bắt

Bà Cho Hyun-ah, con gái của chủ tịch hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc, đã bị bắt. Bà bị dư luận Hàn Quốc phê phán sau khi khiến một chuyến bay bị gián đoạn chỉ vì không hài lòng với nhân viên phục vụ.
Vì vụ này, bà đã phải từ chức phó chủ tịch phụ trách dịch vụ trên khoang của hãng hàng không Korean Air hôm 9/12. Trong diễn biến mới nhất, bà bị bắt giam và khởi tố về tội vi phạm luật an toàn hàng không và cản trở nhân viên làm việc.


10. Tin Trung Quốc : Một lãnh đạo thân cận với Hồ Cẩm Đào bị cách chức

Báo chí Trung Quốc hôm nay, 31/12/2014 loan báo : Ông Lệnh Kế Hoạch, một lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng là một đồng minh thân cận của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã bị cách chức Trưởng ban Mặt trận Thống nhất, cơ chế chỉ đạo các tổ chức quần chúng ngoài đảng.
Tên tuổi Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) trong thời gian qua đã dính líu đến một vụ tai tiếng làm hoen ố hình ảnh của Đảng Cộng sản : Ngày 18/03/2012 vào lúc sáng sớm, con trai của Lệnh Kế Hoạch đã tử nạn khi chiếc xe đắt tiền Ferrari mà anh ta lái bị tai nạn ở Bắc Kinh. Trong xe lại có hai cô gái bị thương nặng, một người hoàn toàn trần truồng, một người thì quần áo hở hang.


11. Tin Trung Quốc: Đền bù cho gia đình thanh niên bị tử hình oan


Một tòa án Trung Quốc thông báo hôm nay, 31/12/2014, là sẽ bồi thường hơn 2 triệu yuan (265.000 euro) – cho cha mẹ của thanh niên 18 tuổi bị xử tử năm 1996 về tội giết người mà anh đã không phạm phải.
Hãng tin Pháp AFP loan tin trên, trích thông cáo của tòa án cho biết chi tiết là số tiền đền bù chính xác là 2.059.621,40 yuan. Tại sao một số lẻ như thế thì thông cáo không giải thích. AFP nhắc lại trường hợp hy hữu đã minh họa cho sai sót của hệ thống hình sự Trung Quốc, nhưng cũng đã gây ngạc nhiên không ít khi Tư pháp Trung Quốc công nhận sai lầm



Tư Thẳng @S:







Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Những người bạn của Fidel

Những người bạn của Fidel

  Phạm Chí Dũng



Người bạn của tôi là một quan chức trung cấp đang làm việc trong chính quyền địa phương ở Việt Nam. Từ thời quen nhau khi chúng tôi còn là những người “cùng chiến tuyến,” anh vẫn được bạn bè đặt cho biệt danh “người Mohican cuối cùng” - như một tinh thần thanh khiết hiếm thấy trong khu rừng tối đặc vì nạn tham nhũng của chế độ.

Một ngày sau khi đột ngột phát ra hình ảnh hai tổng thống Cuba và Mỹ cùng lên truyền hình tuyên bố về công cuộc bình thường hóa giữa hai quốc gia mà từ ngữ “thù địch” đã bắt đầu đi vào dĩ vãng, tôi nhìn thấy trên bàn làm việc của anh có thêm tấm ảnh Barack Obama được đóng khung trân trọng.

Bên cạnh lá quốc kỳ nhỏ của Cuba, còn có thêm lá cờ Mỹ cùng kích thước.

Dĩ vãng của cái bàn làm việc giản dị ấy là bức ảnh Fidel Castro và Che Guevara chụp chung. Là một đồ đệ trung thành của chủ nghĩa giải phóng dân tộc Jose Marti, người bạn tôi luôn khắc sâu trong tim lời Fidel: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình.”

Nhưng đó là cảm xúc vào thời chiến trước 1975. Còn những năm gần đây, thảng hoặc anh mới nhắc lại câu nói, “Việt Nam và Cuba cùng canh giữ hòa bình thế giới” của nguyên Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết với đượm phần buồn bã.

“Sự sụp đổ bức tường Berlin ở Mỹ Latin"

Nếu ngay cả Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc cũng phải thốt lên, “Tôi hoàn toàn bất ngờ trước sự kiện bình thường hóa Cuba-Mỹ vào những ngày cuối năm 2014, hẳn nhà nước Việt Nam 'cùng canh giữ hòa bình thế giới với Cuba' còn thảng thốt hơn.” Dù chỉ phản ứng một cách thận trọng về “ủng hộ bình thường hóa Cuba-Mỹ” được truyền đạt bởi cấp phó phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, nhưng có thể nói việc phát ngôn này ngay vào chiều 18 Tháng Mười Hai, cùng ngày lộ diện cú sốc Havana, cho thấy nhà nước Việt Nam đã chọn cách “phản ứng nhanh” trước xu thế hội nhập quốc tế không thể cưỡng lại và đang dần giảm bớt liều lượng lên án “các thế lực thù địch.”

Một trong những tờ báo đảng “kiên định” nhất - Quân Đội Nhân Dân - đã ngay lập tức có tin bài về sự kiện quá đặc biệt trên, cùng bình luận, “Có thể nói, đây là sự kiện được nhân dân cả hai nước Cuba và Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế mong đợi từ rất lâu.”

Trong khi đó, dù chưa biểu lộ chính kiến riêng, một số tờ báo nhà nước đã dẫn lại bình luận của báo chí quốc tế. Tạp chí Nghiên Cứu Quốc Tế là một ví dụ, khi đăng lại bài của nhà báo Jorge G. Castaneda với đánh giá, “Thoạt nhìn, thỏa thuận này có vẻ là một thắng lợi lớn của Cuba với việc Mỹ cuối cùng cũng phải từ bỏ nỗ lực cô lập hòn đảo Cộng Sản này. Thực tế có phần phức tạp hơn thế.” Đánh giá này hiển nhiên đang phủ nhận quan điểm “thắng lợi của Cuba” từ một số dư luận viên và giới tuyên giáo Việt Nam theo cung cách “phép thắng lợi tinh thần” của nhân vật AQ trong tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn.

“Sự phục hồi của nền kinh tế Cuba sẽ phụ thuộc vào việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Mỹ, điều chắc chắn không thể xảy ra nếu không có những thay đổi lớn về dân chủ và quyền con người” - bài viết của Jorge G. Castaneda đăng trên Nghiên Cứu Quốc Tế đã đặt thẳng vấn đề về dân chủ và nhân quyền - cũng là một trong những yếu tố then chốt mà cộng đồng quốc tế đang bức thiết đòi hỏi đối với nhà nước Việt Nam “nói nhiều làm ít.”

“Mạnh dạn” hơn, tờ Đại Biểu Nhân Dân - “Tiếng nói của Quốc Hội” - còn rút tít “Sự sụp đổ bức tường Berlin ở Mỹ Latin” - như một cách so sánh không còn quá ẩn dụ cho những gì còn lại ở Việt Nam.

Tại sao?

Đã có thời, tôi và người bạn thân thiết luôn chia sẻ từng hơi thở Cuba. Tất cả những tin tức mới nhất từ Havana và mọi chuyện liên quan đến phát ngôn và cử chỉ của Fidel đều được chúng tôi thuật cho nhau nghe với sự tôn trọng và cảm xúc đặc biệt. Ai có biết rằng trong ví của anh luôn ép chặt tấm ảnh Che Guevara với khoảnh cười được ví có thể làm xao động cả những phụ nữ xinh đẹp nhất của Châu Mỹ Latin.

Nhưng tất cả chỉ đóng khung có thế. Trong một lần không kiềm nổi cảm xúc vào năm ngoái, người bạn tôi rũ rũ mái tóc lòa xòa nhuốm bạc của anh và bất chợt thốt lên với tôi, “Chủ nghĩa xã hội đã bế tắc! Bế tắc hoàn toàn! Ở Cuba hay ở Việt Nam, không một ai nhận ra một dấu hiệu khả dĩ nào cho con đường xã hội chủ nghĩa. Người ta đã đốt cháy giai đoạn và đang phải gánh chịu hậu quả một nền kinh tế tư bản dã man cùng vô số tham nhũng ở Việt Nam, nhưng lại chẳng ai muốn phải chịu trách nhiệm về chuyện đó. Nếu Cuba không tự thay đổi, kinh tế trước sau cũng đổ vỡ và khả năng nổi loạn theo cách Mỹ Latin của người dân là rất cao...”

Tôi im lặng. Lần đầu tiên tôi chứng kiến anh thừa nhận một sự thật mà bản thân tôi đã mất vài chục năm theo đuổi trong vô vọng.

“Mình chán ngấy cái từ 'lực lượng thù địch' rồi!” Người bạn tôi chợt thoát khỏi cơn ủ rũ, giọng sôi nổi hẳn lên.

“Tại sao cứ phải coi Hoa Kỳ là kẻ thù khi chiến tranh đã trôi qua gần 40 năm, trong khi Trung Quốc mới là mối họa kinh khủng đối với dân tộc ta hiện nay và trong những năm tới? Tại sao không có bất kỳ vị lãnh đạo nào của nhà nước ta dám can đảm làm một cú đột phá sang phương Tây để tạo lập đồng minh quân sự? Con cái và nhà cửa của họ thu xếp gửi gắm ở Mỹ chứ có phải ở Trung Quốc đâu?”

“Tại sao?”

Tôi lặp lại như tự hỏi mình.

“Nhiều, rất nhiều người trong đảng cũng đang nghĩ như mình. Nhưng họ chỉ dám nói bên lề, nghĩa là khi uống cà phê ngoài quán hay thẳng tuột hơn cả là trong những cuộc nhậu nhẹt. Còn họp chi bộ hay họp cơ quan thì chẳng ai hé môi...”

“Thế còn bây giờ thì sao?”

“Cuba làm việc mà họ phải làm, không còn cách nào khác. Việt Nam cũng sẽ phải làm như vậy, chỉ còn vấn đề thời gian thôi,” anh thở dài.

Tôi thuật lại cho anh nghe về câu chuyện dù chưa dám nói thẳng ra, nhưng vài ba ẩn dụ của báo chí Việt Nam trước sự kiện bình thường hóa Cuba-Mỹ mới chỉ là phản ứng đầu tiên.

Những ngày tiếp tới, lộ trình dần triển khai việc bình thường hóa Cuba-Mỹ sẽ dẫn đến những hành động thực tiễn và có thể thú vị đến bất ngờ. Những người đã làm cuộc cách mạng năm 1959 có thể thay đổi lịch sử theo cách của họ - một phong cách rất Mỹ Latin chứ không lá mặt lá trái như Trung Quốc và Việt Nam.

Đó cũng là chất men đang và sẽ xúc tác cho hiệu ứng truyền thông của báo giới Việt Nam, khi chính giới báo chí bị “vòng kim cô” này cũng đang quá cần đến một tinh thần tự do ngôn luận đúng nghĩa để biểu thị tâm trạng số đông cán bộ công chức và đảng viên trước sự kiện “Havana 2014.”



 http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=200523&zoneid=97#.VKNXMMpR7CY

Cái nhìn đúng về cơn sốt Khổng Tử hiện nay ở Trung Quốc ( 2)

Lưu Hiểu Ba - Hôm qua làm chó không nhà, hôm nay làm chó gác cửa: Cái nhìn đúng về cơn sốt Khổng Tử hiện nay ở Trung Quốc ( 2)

Lưu Hiểu Ba


Đối diện với những kẻ sùng bái thần thánh đã tẩu hỏa nhập ma như thế này, tôi chỉ muốn hỏi các nhà nho đương đại một câu phàm tục: “ trong mắt các vị thì Khổng Tử là thánh nhân, vậy lúc ngài đánh rắm thì có nhẹ nhàng êm đềm, mùi vị thơm ngát không? Những kẻ sùng bái thánh nhân đã mê muội tới mức không còn phân biệt nổi sự khác biệt giữa những câu nói hàng ngày và những lời đại nhân đại nghĩa nữa. Họ mang những câu nói thường ngày trong Luận ngữ trở thành những lời dạy tinh diệu của thánh nhân. Ví dụ trong Luận ngữ phần mở đầu :
“子曰: 学而时习之,不亦悅乎?有朋自远方来,不亦乐乎?”
“Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ ?”

“Khổng tử nói: Học thì phải luyện tập, chẳng vui lắm sao ? Có bạn hữu nơi xa đến thăm, chẳng mừng lắm sao?”

Đây là những câu trong đời sống hàng ngày, có gì gọi là lời lẽ huyền diệu thâm ảo trong đó? Để mà lãng phí cả hơn 2000 năm với bao nhiêu trí tuệ để tìm hiểu, giải thích. Cho đến tận bây giờ còn đi giải thích sao? Giống như Chu Tác Nhân trong “ Luận ngữ tiểu kí” đã nói: “ những cái Luận ngữ nói đa phần là đạo lý để con người tập làm người, hòa nhập vào xã hội…có thể giúp cho người đi sau có được những kinh nghiệm, nhưng không bao giờ được xem đó là những đạo lý kinh thiên nghĩa địa không bao giờ thay đổi giáo điều cả, càng không được xem đó là tinh hoa triết học chính trị có thể trị quốc bình thiên hạ được cả”. G.W.F. Hegel, triết gia lớn của Đức( được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức) cũng chỉ xem Luận ngữ như một cuốn sách ghi chép những đạo lý thường thức mà thôi.


Áp phích cổ động về phong trào đánh đổ Khổng Tử trong Cách mạng văn hóa
 
Nếu như nói rằng vận mệnh của Khổng Tử trong thời Xuân Thu, giống như một con chó nhà có tang không đạt được tí quyền lực nào phải ngủ vùi thì chính Hán Vũ Đế với quyết định độc tôn Nho gia đã biến Khổng Lão Nhị thành Khổng Phu Tử, biến một bộ xương khô của chó nhà có tang thành con chó giữ cửa bảo vệ hoàng quyền cho chế độ độc tài chuyên chế phong kiến. Do Nho giáo có lợi cho sự thống trị của giới cầm quyền, do nên địa vị của con chó giữ cửa cũng được tính là vững chắc, ngồi một mạch hơn 2000 năm. Được giới đọc sách tôn làm thần tượng, tung hô lên tận mây xanh, thậm chí làm bức tượng dát vàng trong tổ miếu hoàng gia. Đó cũng là lúc mà những trí thức và tư tưởng gia Trung Quốc khác rơi xuống địa ngục, biến thành nô tỳ của quyền lực. Giống như sử gia Tư Mã Thiên sau khi bị Hán Vũ Đế hoạn đã bi thống thốt lên: “ Cha ta không lập công lao gì cũng được hoàng thượng ban cho phẫu phù và đan thư miễn tội. Chức quan quản lí sử sách và xem thiên văn, lịch pháp, cũng giống bọn thầy cúng tế trong cung, vốn là để hoàng thượng vui đùa, giống như bọn nhạc sư trong cung vậy, là nghề nghiệp mà ngay cả người thế tục cũng còn coi thường”.
Cho tới tận khi các cường quốc phương Tây mở ra cánh cửa Trung Quốc ra, thì những chế độ và hình thái ý thức truyền thống nhanh chóng bị vứt bỏ và suy vong. Các mạng Tân Hợi 1911 đã kết thúc thời đại phong kiến chuyên chế tập quyền, Nho gia cũng mất đi chỗ dựa chính trị. Từ đây chó giữ cửa lại quay lại làm chó nhà có tang. Cho dù cũng có một Viên Thế Khải cũng định mộng tưởng xưng đế với vở kịch tôn Khổng giáo làm đầu, nhưng cũng chỉ là vở kịch ồn ào sớm chốc tan thành mây khói, bởi vì sự sụp đổ của chế độ phong kiến truyền thống và hình thái ý thức cũ là không thể tránh khỏi.

Theo tôi thì khi mất đi chỗ dựa quyền lực là một bất hạnh cho tầng lớp Nho gia truyền thống, từ con chó giữ cửa cho hoàng quyền lại quay về làm con chó lang thang. Tuy nhiên đối với quá trình chuyển hóa từ người đọc sách để trở thành tầng lớp trí thức mà nói thì đó lại là một vận may lớn cho giới trí thức Trung Quốc. Bởi vì khi không còn được nâng đỡ bởi quyền lực chuyên chế, cho dù là bị ép buộc hay tự nguyện thì họ càng có cơ hội nuôi dưỡng hình thành tinh thần phê phán độc lập. Điều đáng tiếc là số phận làm con chó lang thang của giới trí thức Trung Quốc chỉ kéo dài có nửa thế kỷ mà thôi. Với sự nắm quyền của chính quyền chuyên chế cộng sản ở Trung Hoa Đại Lục, giới trí thức đến làm chó lang thang còn không được. Đại bộ phận bị đàn áp, truy đuổi, đánh đập thành những con chó rơi xuống mương, một số may mắn hơn thì trở thành con chó giữ cửa trong chính quyền Mao Trạch Đông. Ví như Quách Mạt Nhược, ông ta thời Dân Quốc còn dám chửi cả Tưởng Giới Thạch, thế mà từ sau 1949 thì lại thành con chi chi trong tay Mao.


Áp phích cổ động về phong trào đánh đổ Khổng Tử trong Cách mạng văn hóa

Khổng Tử trong lịch sử cận đại, hiện đại của Trung Quốc có một số phận hết sức quỷ dị bất thường, trước sau có hai phong trào “ đánh đổ miếu nhà họ Khổng”. Lần đầu là phong trào Ngũ Tứ vào năm 1919, lần sau là phong trào phê Lâm phê Khổng vào năm 1974. Sau sự kiện 4/6/1989 thì giới trí thức Trung Quốc diễn ra phong trào tránh tiếp thu cái mới, họ xe, hai phong trào Ngũ Tứ và phê Lâm phê Khổng đều là phản truyền thống và chối bỏ chúng, tuy nhiên thực tế thì hai phong trào này hoàn toàn khác nhau.

Đầu tiên, hai phong trào này có người phát động phong trào hoàn toàn khác nhau. Cuộc vận động Ngũ Tứ là được tiến hành từ dưới lên với sự vận động tự phát của văn hóa xã hội, nhất là đa phần người khởi xướng là tầng lớp trí thức mới hình thành, bọn họ tiếp thu những giá trị quan mới, tư duy mới, cách làm mới từ phương Tây, họ dùng những giá trị của Phương Tây để bàn thảo ngược trở lại những nguyên nhân làm cho xã hội Trung Quốc tụt hậu xa như thế. Bọn họ bất mãn với phái Dương Vụ cho rằng chỉ có sự tụt hậu về kĩ thuật cũng như phái Duy Tân với quan điểm chênh lệch về thể chế tụt hậu, họ cho rằng sự tụt hậu này do văn hóa gây ra. Ngược lại thì phong trào phê Lâm phê Khổng đượct tiến hành từ trên xuống nhằm khống chế các phong trào chính trị trong chế độ độc tài chuyên quyền. Nhất là người phát động ra nó là Mao không những dùng nó để nắm chắc tuyệt đối quyền lực, mà còn dùng tư tưởng Mao Trạch Đông đưa lên vị trí độc tôn thay thế tất cả những luồng tư tưởng khác, cho dù chúng đến từ bên ngoài hay từ chính nội tại Trung Quốc trước đây.

Thứ hai, trong hai cuộc vận động này thì tính chất phản Khổng cũng không giống nhau. Phong trào Ngũ Tứ với tầng lớp trí thức mới hình thành muốn đánh đổ miếu nhà họ Khổng, phát động một cuộc cách mạng văn hóa, đối tượng không phải là Khổng Tử thời Tiên Tần với âm thanh của trăm nhà đua tiếng, mà là Khổng Thánh Nhân đã độc tôn Nho học kể từ thời Hán Vũ Đế, muốn đánh đổ học thuyết độc quyền của con chó canh cửa cho hoàng quyền. Trong khi đó Mao Trạch Đông phát động phong trào “ phê Lâm phê Khổng” lại không hề có tí gì gọi là động cơ cải cách văn hóa gì cả, mà hoàn toàn là một cuộc chiến tranh giành quyền lực chính trị. Ông ta đem việc đánh đổ Khổng Tử làm công cụ tranh giành chính trị trong nội bộ đảng. Ngoài việc triệt hạ triệt để Lâm Bưu, còn để cảnh cáo “ nhà nho lớn trong nội bộ đảng “ là Chu Ân Lai.

Nói một cách khác, hai cuộc vận động này về bản chất có sự khác biệt nhau rõ rệt: giai cấp trí thức mới trong tay không có tí quyền lực nào và lại quyền uy tuyệt đối trong tay như thời Tần Thủy Hoàng; Cuộc vận động cách mạng tự phát và bàn tay khống chế phong trào cách mạng; Cách mạng để tìm một lối thoát cho văn hóa Trung Hoa và một phong trào cách mạng để củng cố quyền lực tuyệt đối.

Cho nên đến nay, tôi vẫn tán thành chủ trương từ thời phong trào vận động Ngũ Tứ “ đánh đổ miếu nhà họ Khổng” nhưng tôi cũng kiên quyết phản đối phong trào chính trị đánh đổ Khổng Tử trong thời kỳ Văn Cách.
Trong bài văn “ Khổng Phu Tử ở Trung Quốc hiện đại” Lỗ Tấn có gọi Khổng Tử là Modern Khổng Tử, cũng là phê phán thói sùng bái thánh nhân trong chế độ phong kiến tập quyền truyền thống Trung Quốc. Ông viết : “ Khổng Phu Tử ở Trung Quốc là kẻ được quyền thế nâng đỡ dậy,là thánh nhân của đám người cầm quyền hay đám đang muốn lên nắm quyền, giữa họ và dân chúng bình thường không có một chút quan hệ nào.” Với tôi mà nói, truyền thống tôn sùng thánh nhân ở Trung Quốc có thế nói là công trì văn hóa giả mạo lớn nhất từ trước tới nay, được các hoàng đế từ bao đời nay cùng đám văn nhân dưới trướng nhất tề dựng lên. Lại được đám đế vương cùng các nhà nho phong thánh cho Khổng Tử, một Khổng Tử đã sớm không còn là Khổng Tử thật, thậm chí còn được xem là món hàng giả mạo kém chất lượng nhất từ trước tới nay.


Áp phích cổ động về phong trào đánh đổ Khổng Tử trong Cách mạng văn hóa

Kỳ thật, nếu chậm rãi đọc kỹ các tác phẩm của những triết gia thời Tiên Tần thì có thể thấy, học thuyết của thánh nhân Khổng Tử cũng chỉ là những lời rao giảng đạo đức bình thường nhất. So với Trang Tử thì Khổng Tử không có được cái tính nhẹ nhàng siêu thoát, phiêu diêu cũng như trí tưởng tượng kỳ vĩ đẹp đẽ, ngôn ngữ cũng không trôi chảy thanh thoát, một trí tuệ triết học và văn học chưa thoát tục. Càng không thể có chuyện nhắc nhở ý thức thanh tỉnh để thoát khỏi bi kịch của nhân loại. So với Mạnh Tử thì Khổng Tử thiếu mất cái khí độ của trang nam tử, khoáng đạt mà hoành tráng, lại càng thiếu thái độ tự tôn trước quyền lực, thiếu mất sự quan tâm, coi trọng dân chúng “ Lấy dân làm đầu, xã tắc làm thứ, quân vương xếp cuối cùng”; So sánh với Hàn Phi Tử, Khổng Từ là kẻ hư ngụy, xảo trá, không có được cái tính thẳng thắn, tài hoa châm biếm sắc bén như vậy; So với Mặc Tử thì Khổng Tử không có một hệ thống tư tưởng đạo đức nào hướng tới sự bình đẳng của người dân và đám sỹ tốt, không có một lối Logic cụ thể nào. Tất cả những gì Khổng Tử nói đều thể hiện sự thiếu sót một trí tuệ lớn mà chỉ có những lối tư duy khôn vặt, lại toàn hướng tới danh lợi công trạng, hết sức gian xảo, lại thiếu mất tính thẩm mỹ và sâu sắc của triết học, cũng không có cái nhân cách cao quý và bụng dạ khoáng đạt. Ông ta đi khắp thiên hạ để mong tìm được chức quan, sau khi thất bại không được gì bèn trở thành giáo chủ đi rao giảng đạo đức, cái đạo người thầy tốt, dạy người không mệ mỏi của ông ta là xuất phán từ nhân cách con người cuồng vọng và thiển cận. Cái đạo “thịnh thế tắc nhập, loạn thế tắc ẩn - thời thịnh trị thì dấn thân với đời, thời loạn lạc thì lùi về quy ẩn” chính là điển hình của chủ nghĩa cơ hội, thể hiện sự vô trách nhiệm.

Càng đáng buồn hơn là Khổng Tử với tinh thần hết sức giảo hoạt, vô trách nhiệm và hết sức hám danh lợi này lại trở thành nền tảng, hình mẫu cho cả dân tộc Trung Hoa trong mấy nghìn năm qua. Dân tộc nào thì sẽ có thánh nhân đó, thánh nhân như thế nào thì sẽ nhào nặn ra dân tộc đó, đây chính là căn nguyên nô tính của người Trung Quốc bắt đầu từ đây, di sản văn hóa này từ khi sinh ra đã truyền lại cho đám con cháu tới tận ngày nay.

Ý nghĩa của Lý Linh khi bàn về Luận ngữ, một là nhắm đến những phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan đang trỗi dậy. Cuốn sách này tuy là một tác phẩm nghiêm cứu học thuật nhằm trả lại chân diện cho Khổng Tử, bóc tách những điều giả dối hư ảo mà đời đời các nhà nho đã thần thánh hóa, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của ông tới hiện thực xã hội thông qua những nghi vấn trực tiếp về cơn sốt học tập kinh sách cổ, sùng bái Khổng Tử, gián tiếp nghi ngờ cái gọi là “ sự trỗi dậy của nước lớn”. Khổng Tử trong con mắt Lý Linh chỉ là “ một con chó nhà có tang không tim được ngôi nhà tinh thần trong thế giới thực” mà thôi, ông phê phán lũ nhà nho rởm đời đem Khổng Tử biến thành cứu tinh của nhân loại. Giống như lời tự bạch của tác giả: “ Giương cao ngọn cờ Khổng Tử đem ra khắp thế giới ư, tôi không quan tâm” “ Khổng Tử không thể cứu rỗi được Trung Quốc, cũng không thể cứu cả thế giới”.

Thứ hai là phê phán truyền thống bợ đỡ quyền lực của giới trí thức Trung Quốc, hiện tại đám nhà nho mới đang câu kết với chính quyền, bọn họ muốn độc tôn Khổng học, hô hào Nho giáo, lại không chú trọng tới ảnh hưởng của Nho Giáo trong việc xây dựng lại hệ thống đạo đức vốn đã tan rã từ lâu, mà chỉ chăm chăm vào bốn công năng chính trị của Nho giáo là “ tu tề trị bình( tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ”, để thực hiện vương đạo là hợp nhất tôn giáo và chính trị; bọn họ muốn đẩy cho Khổng Tử cái địa vị “ Đế vương sư” hay “ Quốc sư”, hô hào đem Nho giáo trở thành Quốc giáo, họ hi vọng chính phủ có những chính sách đặc biệt để hỗ trợ nền quốc học, thực tế thì đám nhà nho này đang muốn làm quân sư của chính quyền đương đại, muốn được như Platon với quyền lực nằm trong tay nhà hiền triết vĩ đại. Thế là đám nhà Nho này nhào nặn lại Khổng Tử giống như thời Hán Vũ Đế, muốn một lần nữa thực hiện mô hình “ Vứt bỏ tư tưởng trăm nhà, độc tôn Nho gia”. Hết sức hà hơi tiếp sức cho hình thái ý thức hóa kiểu Khổng Tử, muốn đưa một người bình thường biến thành thần thánh kiểu truyền thống.

Lý Linh cho rằng, trong lịch sử Trung Quốc thì đám thành phần trí thức với nhiều tư tưởng kiểu Utopia chỉ thực sự hữu dụng khi trở thành một bộ phận độc lập với quyền lực và trở thành lực lượng đối lập với chức năng phê phán. Một khi những phần tử này nắm quyền lực trong tay thì lại trở thành mối nguy hiểm của quốc gia, thậm chí là thảm họa. Lý Linh viết: “ Tầng lớp trí thức với đầu óc nhanh nhạy, tầm mắt sáng, họ chuyên chế hơn bất cứ ai. Nếu như trong tay họ có thanh kiếm thì những người mất mạng đầu tiên chính là những trí thức khác.” Nguyên nhân vì giới trí thức Trung Quốc đều rất cuồng vọng, tự cho bản thân là “ có trí tuệ nhất, có đạo đức nhất, có lí tưởng nhất”. “ Tự cho phép bản thân “ lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” . “ Có thể cứu cả thiên hạ thoát khỏi cái họa binh đao thiên tai, xây dựng thiên đường nơi hạ giới. “ Nho gia đời Tống là Trương Tải có bốn câu nói: “ Vì trời đất xây dựng tấm lòng, vì dân chúng lập mệnh, vì đức thánh nhân tiếp tục học tập, vì nghìn vạn thế hệ sau tạo dựng thái bình.” Đến tận ngày nay vẫn còn rất nhiều phần tử trí thức Trung Quốc khắc cốt ghi tâm điều này, cho thấy truyền thống cuồng vọng của tầng lớp sỹ phu Trung Quốc còn thâm căn cố đế.

Từ những cơ sở này, Lý Linh muốn cảnh cáo tới tầng lớp trí thức Trung Quốc đương đại hãy rút ra bài học từ những giáo huấn lịch sử trên, cần phải biết giữ khoảng cách với nhà cầm quyền, từ bỏ dã tâm “ Đế vương sư”, chấm dứt việc chính trị hóa mớ kinh sách cổ điển, cần phải duy trì tính độc lập của kiến thức, tư tưởng và học thuật, kích thích tính sáng tạo của giới trí thức. Như trong lời mở đầu, Lý Linh có nói: “ đọc Luận ngữ thì tâm tình phải ôn hòa, một khi đã chính trị hóa, đạo đức hóa, tôn giáo hóa thì không còn là nó nguyên bản. Chúng ta cần tìm là một Khổng Tử thật, nhất là trong một thế giới mà lễ giáo băng hoại. “ nếu không thì giới trí thức Trung Quốc ngày nay sẽ giống như tầng lớp trí thức ngày xưa, không thể thoát khỏi vận mệnh cam tâm làm con chó săn cho kẻ khác. Sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ khi không còn được sự sủng ái thì lại giống như con chó nhà có tang, khi được coi trọng thì lại giống con chó giữ cửa trúng xổ số vậy.

Tôi cho rằng, bi kịch lớn nhất mà nền văn hóa Trung Quốc gặp phải không phải là việc Tần Thủy Hoàng đốt sách và chôn sống các nhà nho, mà là việc Hán Vũ Đế thi hành “ cấm cửa trăm nhà đua tiếng, độc tôn Nho giáo”, sau khi được Đổng Trọng Thư sửa đổi học thuyết Nho gia, đã đưa một hệ thống được xây dựng dựa trên bạo lực của chế độ phong kiến chuyên chế miêu tả thành thiên đạo, “ Thiên bất biến đạo diệc bất biến – Trời không đổi thì đạo lý cũng không thay đổi” đã trở thành lý luận căn bản nhằm hợp pháp hóa thể chế phong kiến tập quyền chuyên chế, cung cấp cho chế độ hoàng quyền ở nhân gian một vũ trụ luận tồn tại vĩnh hằng, khoác một tấm áo nhân nghĩa mềm mại lên tấm thân trần truồng của thể chế chuyên chế. Tất nhiên đám đế vương đã nhận ra tác dụng mị dân lừa bịp của tấm áo khoác ngoài này, dần dần xác lập nên hình thái ý thức độc nhất của giới quan chức, trở thành “ con đường truyền thống “ của đám học trò với mong ước an thân lập mệnh, cũng chính là truyền thống làm thế nào để biến thành “ hảo nô tài” . Chính như Mao Trạch Đông đã có câu nói định vị giới trí thức: “ khi da không còn, long báo vào đâu? - khi giới cầm quyền không còn, lũ trí thức dựa vào cái gì đây ? “

Đối với giới trí thức Trung Quốc đương đại, việc quan trọng đầu tiên cần làm không phải là bảo vệ một nền văn hóa sùng bái thánh nhân truyền thống dưới sự nâng đỡ của thể chế độc tài cầm quyền, mà là thoát khỏi vị trí phục dịch cho quyền lực, kế thừa truyền thống mới từ phong trào Ngũ Tứ:” tự do về tư tưởng, độc lập về nhân cách”.



 http://www.danluan.org/tin-tuc/20141230/luu-hieu-ba-hom-qua-lam-cho-khong-nha-hom-nay-lam-cho-gac-cua-cai-nhin-dung-ve-co-0