Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

11724 - Lo âu, hy vọng ở Venezuela


BBC  

Một người biểu tình đứng trước vệ binh quốc gia Venezuela ở Cucuta, ColombiaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột người biểu tình đứng trước vệ binh quốc gia Venezuela ở Cucuta, Colombia

Sau một ngày cuối tuần đầy bạo lực, đây là thời gian để suy ngẫm. Và đưa ra kế hoạch B.
Chính quyền Donald Trump đã ủng hộ ông Juan Guaidó rất nhiều từ khi ông tuyên bố là tổng thống lâm thời từ tháng trước. Sau sự kiện hôm thứ Bảy, Guaidó cho biết ông đã quyết định chính thức yêu cầu cộng đồng quốc tế cân nhắc tất cả các lựa chọn.
Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, đã chia sẻ trên tài khoản Twitter rằng Mỹ sẽ có "hành động chống lại những người phản đối sự khôi phục hòa bình của nền dân chủ Venezuela".
Gia đình bị chia cắt
Keddy Moreno hiện đang sống ở Petare - khu ổ chuột lớn nhất Venezuela, gần thủ đô Caracas. Keddy đã chuẩn bị tinh thần cho cuộc can thiệp quân sự, hay bất cứ điều gì có thể kết thúc những khó khăn mà bà đang phải trải qua hằng ngày.
Hai năm trước, con gái của bà đã rời Venezuela đi tìm việc ở Peru, chỉ sau khi làm mẹ được bốn tháng. Keddy bây giờ phải nuôi cháu ngoại một mình.
"Sự kiện cuối tuần vừa qua thật là bất công", Keddy nói về việc chính phủ ngăn viện trợ đến nước này.
"Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực, sự kiện này cho chúng tôi thấy mọi thứ có thể thay đổi", Keddy nói thêm.
Keddy tin rằng Juan Guaidó là sự lựa chọn tốt nhất để đưa Venezuela tiến lên phía trước.
"Nếu ông ấy xuất hiện sớm hơn thì mọi thứ đã có thể thay đổi sớm hơn."


Keddy Moreno
Image captionKeddy Moreno

Can thiệp quân sự - tốt hay xấu?

Cách không xa Petare, tại một khu ngoại ô giàu có ở thành phố Caracas, các gia đình đang tận hưởng những ngày cuối tuần đầy nắng trên đường vành đai Cota Mil nằm dọc theo phía Bắc thủ đô, dưới ngọn núi Avila nhìn ra đô thị.
Renni Pavolini, một kỹ sư dầu khí, đang tản bộ cùng chú chó của mình. Theo Renni, Venezuela cần sự can thiệp của Mỹ để có thể phế bỏ Tổng thống Maduro, bất chấp nhiều người lo ngại rằng điều đó có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
"Mỹ luôn luôn can thiệp", Renni nói khi đưa ra ví dụ về sự can thiệp của Mỹ đối với Việt Nam, Iraq và Cuba trong quá khứ.
"Nhưng nếu sự can thiệp của họ sẽ mang đến sự thay đổi lớn cho đất nước, tôi nghĩ đó là điều tốt."
Theo bà Margarita Lopez Maya, giáo sư một trường Đại học ở Caracas, dù tốt hay xấu thì Venezuela cũng không còn nhiều sự lựa chọn.
"Venezuela vẫn sẽ tiếp tục đặt cược để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này trong hòa bình, nhưng bản chất của chính quyền Maduro khiến điều này trở nên khó khăn," bà Margarita nói.
"Chúng tôi nhận thấy rằng chính quyền không hề quan tâm đến người dân Venezuela. Họ coi nhẹ sự tàn ác hay đàn áp đối với người dân. Họ không có bất kỳ sự lưỡng lự nào. Nếu cần giết, họ sẽ giết. Nếu cần bỏ đói, họ sẽ bỏ đói," bà Margarita nói thêm.


The neighbourhood of Petare
Image captionPetare

Nỗi sợ can thiệp quân sự

Nhưng người dân ở cả hai phía của cuộc tranh luận chính trị đều sợ can thiệp quân sự.
"Tôi nghĩ rằng nó sẽ phá hủy cơ sở hạ tầng vốn đã không lành lặn, sẽ tạo ra sự chia rẽ trong cộng đồng quốc tế, sẽ hoài nghi về tính hợp pháp của chính quyền mới, và sẽ tạo ra tiền lệ khủng khiếp cho khu vực", ông Benjamin Gedan, thuộc Trung tâm Wilson ở Washington nói.
"Can thiệp quân sự sẽ mang đến những rủi ro lớn và không cần thiết."
Thay vào đó, ông Gedan kêu gọi sự kiên nhẫn. Theo ông Gedan, các biện pháp trừng phạt đối với công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA sẽ có hiệu lực vào thời gian tới và sẽ gây thêm áp lực lên chính phủ.
Một khi tiền hết, thì sự trung thành cũng sẽ biến mất.
Hòa bình?
Hiện ông Maduro vẫn chưa bỏ cuộc. Ở trung tâm thủ đô Caracas vào cuối tuần này, chính phủ Venezuela sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc nhân danh hòa bình. Thông qua các nghệ sĩ, chính quyền Venezuela muốn đưa ra thông điệp rằng họ không cần sự can thiệp của các nước khác trong việc khôi phục Venezuela.
"Điều chúng tôi muốn đó là cả thế giới sẽ chuyền lời đến Donald Trump, đến Mỹ, và các quốc gia muốn Venezuela bị chết ngẹn rằng chúng tôi là một nước tự do," Ezequiel Suarez, một người có mặt ở đám đông nói.
"Chúng tôi có thể tự quyết định tương lai mà chúng tôi xứng đáng có và muốn xây dựng."
Ở một tòa nhà gần đó, có một tấm áp phích khổng lồ in hình khuôn mặt Nicolás Maduro nhìn ra buổi hòa nhạc.
Trên tấm áp phích còn có dòng chữ "Tương lai thuộc về chúng tôi".
Nhưng liệu điều đó sẽ còn trong bao lâu?


Margarita Lopez Maya
Image captionMargarita Lopez Maya




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét