Người hâm mộ Việt Nam đang cổ vũ đội tuyển bóng
đã nam trong trận chung kết với Uzbekistan.(Ảnh minh họa) AFP
Tôn
trọng bản quyền hay tác quyền cho đến nay dường như chưa trở nên hành xử bình
thường tại Việt Nam. Gần đây lại có chuyện chiếu công khai các trận thi đấu
giải bóng đá nam ASIAD 18 khi chưa mua bản quyền truyền hình; thế rồi một phim
truyền hình của Trung Quốc bị phát lậu tại khắp các trang mạng tại Việt Nam.
Vi phạm
bản quyền công khai
Một số người hâm mộ bóng đá Việt
Nam được xem các trận đấu ASIAD 18 qua kênh ‘Xôi Lạc TV’ khi mà Việt Nam chưa
có bản quyền chính thức. Một số trang mạng lớn trong nước cũng có thông báo sẽ
phát trực tiếp toàn bộ các trận đấu bóng đá của đội tuyển Việt Nam và những môn
thi đấu khác bất chấp vấn đề bản quyền.
Anh Phan Lâm hiện đang làm việc
tại một công ty về truyền thông tại Sài Gòn cho chúng tôi biết do vạn bất đắc
dĩ phải tìm đến với những kênh phát lậu như thế.
“Vấn đề tại ASIAN Cup là mình không còn đường kiếm nó để coi nên
mình bắt buộc phải tìm đường để coi vì lòng hâm mộ của người dân Vn với đội
tuyển bóng đá rất là cao nên giờ đài không có thì tìm đường lậu mà coi
thôi."
Anh
còn thừa nhận thực tế một số quán nước tại các khu vực đông người qua lại còn
mang cả máy chiếu lớn chương trình phát lậu để mọi người cùng xem.
Sự
việc phát lộ lên khi môt trang chiếu phim khá nổi tiếng tại Việt Nam bắt buộc
người xem phải trả lời bốn câu hỏi xác nhận để được vào xem, trong đó có câu
“Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc nước nào?” nhưng đáp áp không có Trung
Quốc.Không chỉ riêng bản quyền truyền hình ASIAD 18, một vụ việc không chỉ giới
hạn trong nước mà còn lan sang nước ngoài. Đó là cư dân mạng Trung Quốc một
phen tá hỏa khi bộ phim truyền hình đang được ưa chuộng là “Diên Hy Công Lực”
chỉ mới phát đến tập 50 và phải trả phí mới được xem; thế nhưng tại Việt Nam
không cần trả một đồng nào khán giả vẫn được xem trước gần cả chục tập.
Cư
dân mạng Trung Quốc đã đưa thông tin lên truyền thông thể hiện sự bức xúc về
điều này. Anh Phan Lâm cho chúng tôi biết thêm “Về vấn đề phim thì
không biết tụi nó kiếm đâu ra được 10 tập để chiếu trước TQ nên bị kiện là phải
rồi, còn dữ hơn là không những chiếu lậu mà còn phụ đề tiếng việt nữa. Anh nghĩ
là do đồng tiền thôi, nó đẩy lên trước người ta thì trang nó hot hơn, về vụ
phim anh nghĩ là do tiền thôi.”
Một trang mạng tại Việt Nam yêu
cầu phải trả lời các câu hỏi mới được vào xem phim. Reuters
Chúng
tôi có liên lạc với một bạn trưởng nhóm chuyên làm phụ đề tại Sài Gòn để hỏi
thêm thông tin về vụ việc và được bạn chia sẻ qua email rằng “Một khi
có một bộ phim truyền hình nào lên sóng thì nhóm phụ đề sẽ chia ra làm ba phần,
dịch thuật, canh chỉnh thời gian cho phụ đề và liên hệ với các trang web để
đăng tải phim. Phần phụ đề được chia làm ba phần cho ba người mỗi người đảm
nhận dịch 15’, nhờ cách này khi phim lên sóng tại nước sở tại thì ngay lập tức
sẽ có ngay sau vài tiếng tại Việt Nam.”
Sau
khi sự việc xảy ra đơn vị sở hữu bản quyền TQ đã yêu cầu ba kênh phát sóng trên
internet là FPT play, Zing.tv và Kênh Youtube TKL gỡ bỏ hoàn toàn các tập phim
cũng như các trang phim lậu cũng phải gỡ bỏ khỏi website và chỉ còn duy nhất
đài truyền HTV vẫn được chiếu mỗi ngày nhưng phát sau Trung Quốc 3 tuần.
Vấn đề
sai phạm
Một số luật sư mà chúng tôi liên
lạc đều khẳng định rằng, tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam hiện nay ở
mức báo động rất nghiêm trọng và nó làm xấu đi hình ảnh về thực thi pháp luật
bản quyền của Việt Nam.
Luật
sự Đặng Đình Mạnh từ Sài Sòn cho Đài Á Châu Tự Do biết: “Tình trạng vi
phạm bản quyền tại Việt Nam hiện nay hết sức là phổ biến, đến mức là hầu như
người ta không biết là mình đang vi phạm và sử dụng việc vi phạm rất là tự
nhiên.”
Luật
sư Mạnh còn cho rằng cần phải xem xét lại tình trạng này, bởi vì Việt Nam đang
muốn hội nhập với quốc tế thì nên tôn trọng luật pháp quốc tế.
Một
vị Luật sư từ Sài Gòn xin được giấu tên cho chúng tôi biết đối với tình trạng
vi phạm bản quyền truyền hình là các trang mạng cho phép xem phim miễn phí để
thu được tiền từ việc chạy quảng cáo cũng như nếu lượng người xem cao sẽ thu
hut được nhiều nhà tài trợ. Còn đối với các nhà đài đã mua bản quyền phát sóng
nhưng hiện tượng cư dân mạng có thể phát trực tiếp trên trang cá nhân của mình
thì đơn vị bản quyền có thể cắt sóng bất cứ lúc nào dù đã mua bản quyền.
Theo
luật sở hữu trí tuệ các hành vi xâm phạm quyền như nhân bản, sản xuất bản sao,
phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền
thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền
tác giả, sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành chính, hình sự và dân sự.
Vị luật sự từ Sài Gòn cho chúng
tôi biết thêm việc vi phạm bản quyền bị xử phạt hành chính theo điều 211 luật
Sở hữu trí tuệ. Theo đó người vi phạm có thể bị cảnh cáo, phạt tiền hay đình
chỉ trang mạng vi phạm.
“Luật của chúng ta có thêm biện pháp hành chính, thế nhưng chúng
ta phải chấp nhận dùng biện pháp hành chính là dùng quyền lực của cơ quan nhà
nước để bảo vệ quyền dân sự thì những bảo vệ ấy cũng đã được luật hóa trong
luật sở hữu trí tuệ và trong luật vi phạm hành chính. Đối với các tổ chức có
thể phạm đến 500 triệu, còn đối với cá nhân có thể là 250 triệu đồng, tùy vào
hành vi có thể xử lý.”
Tôn
trọng quyền sở hữu trí tuệ là một trong những điều khoản được nêu ra trong nhiều
thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Và cũng như nhiều thỏa thuận,
thậm chí công ước được Hà Nội phê chuẩn, vấn đề tôn trọng bản quyền, quyền sở
hữu trí tuệ vẫn chưa được thực thi như đề ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét