Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

17760 - Sao không đem các nhân vật văn học đặt tên đường ở Việt Nam?



Việt Nam đã đổi thay nhiều so với 2, 3 thập niên trướcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam đã đổi thay nhiều so với 2, 3 thập niên trước

Những ai có thể có tên được đặt cho các đường phố hay địa danh khác của Việt Nam?
Nhiều người có thể trả lời ngay rằng đó là những nhân vật lịch sử có công trong sự nghiệp dựng nước và cứu nước như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học..., bao gồm cả những nhân vật truyền thuyết như Hùng Vương, An Dương Vương, Lạc Long Quân...
Các nhà hoạt động chính trị, nhà yêu nước, nhà văn hóa, bác học, nhà ngôn ngữ... và cả các nhà truyền giáo đã có công trong việc phát triển văn hóa, ngôn ngữ và các lĩnh vực khác cho đất nước như Lê Quý Đôn, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Alexandre de Rhodes... cũng rất xứng đáng có tên được đặt cho các địa danh của Việt Nam
Tất nhiên là không thể tránh khỏi còn có những nhân vật khác như các cụ Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Trần Phú... cũng phải có tên vì họ là những người có công xây dựng nên chế độ XHCN ở Việt Nam. Chế độ này đang tồn tại thì họ được chế độ đó vinh danh là điều tất nhiên, không nên thắc mắc làm gì...

Sài GònBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCảng Sài Gòn năm 1950

Tương tự như thế, nếu các cụ Karl Marx, cụ Lenin cũng có tên được đặt cho núi này, suối kia, công viên nọ trên một đất nước mà Nhà nước đang cai trị lấy học thuyết của các cụ ấy làm nền tảng cho sự sống còn của mình thì cũng là điều không nên bàn cãi.
Chỉ có điều, nếu chế độ vinh danh cụ Mác, cụ Lê vì đã có công truyền bá cái học thuyết mà mình tôn thờ ấy thì nếu đồng bào Công giáo cũng muốn có một đường phố nào đó của đất nước mang tên Cụ Alexandre de Rhodes vì có công truyền bá Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam cũng là điều nên tôn trọng khi Tổ quốc không chỉ là nơi tá túc riêng của người cộng sản mà là ngôi nhà chung của tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt tôn giáo và dân tộc.
Nói thế để thấy lập luận của GS Nguyễn Đắc Xuân đại ý rằng Cụ Alexandre de Rhodes có công truyền đạo với người Công giáo thì không xứng đáng để người khác tôn vinh là không ổn.
Nếu có người cũng lại lập luận theo cách tương tự rằng cụ Mác, cụ Lê chỉ có công với người cộng sản thì cũng không nên lấy tên các cụ này đặt cho các địa danh ở Việt Nam thì có mà... loạn!
Đằng này Cụ Rhodes còn có công phát triển chữ Quốc Ngữ tuyệt vời cho người Việt. Mà thứ chữ này cũng đang được dùng không chỉ trong các cuốn Kinh Thánh của các học trò cụ Rhodes ở Việt Nam mà còn được dùng trong các bộ Lê-nin toàn tập đang trưng bày trong hiệu sách nhân dân to nhất ở Hà Nội nữa.
Ngoài ra, có thể kể đến tên các nhà văn, nhà thơ như Nguyên Hồng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Du... mà tên của họ cũng đã được đặt cho các đường phố ở Việt Nam và điều đó là hoàn toàn xứng đáng.
Nhưng còn ai nữa không?
Các đô thị của Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Nếu chỉ lấy tên các nhân vật ở trên để đặt cho các đường phố thì cái "ngân hàng tên" ấy cũng đã đến lúc cạn.
Vì thế có người đã có ý kiến nên lấy các sô thứ tự như 1, 2, 12, 20... để đặt tên (hoặc tạm đặt tên) cho các đường phố mới. Nhưng theo tôi còn một danh sách các nhân vật nữa mà tên của họ có thể được đặt cho các đường phố ở Việt Nam.

Đạp xe xuyên ViệtBản quyền hình ảnhLOURDES HEREDIA
Image captionHai du khách nước ngoài chụp hình ở Huế

Đó là những nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm văn học Việt Nam ở các thời kỳ khác nhau, từ Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Chị Hằng, Chú Cuội cho đến Kiều, Kim Trọng, Tám Bính, Chí Phèo, Thị Nở, Chị Dậu...
Đừng nên bám lấy lối tư duy từ trước đến nay là phải lấy tên các nhân vật có công với nước, với chế độ để đặt tên cho các đường phố. Lấy tên của các nhân vật văn học cho mục đích này cũng là một cách để cho các thế hệ mai sau không bao giờ quên các tác phẩm văn học Việt Nam đã đi vào lịch sử văn học hoặc là điển tích văn hóa của Việt Nam. Đấy là một cách xử lý có văn hóa đối với nhưng vấn đề có tính văn hóa đặc trưng của Việt Nam.

Một ngôi nhà cổ từ thời Pháp được cải tạo thành nhà hàng ở trung tâm Hà NộiBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionMột ngôi nhà cổ từ thời Pháp được cải tạo thành nhà hàng ở trung tâm Hà Nội

Thực ra thì ở một nơi là thành phố Hải Phòng tôi biết đã có một đường phố mang tên một nhân vật thần thoại trong văn học, đó là đường Thiên Lôi. Vậy thì Chị Hằng hay Chú Cuội hoàn toàn có thể là tên của những đường phố khác! Tại sao không?
Nguyễn Du đã được đặt tên phố thì tại sao không thể làm điều tương tự với Kiều? Tương tự như vậy, Nam Cao đã có tên thì tại sao tên Chí Phèo hay Thị Nở lại không thể có trên các đường phố Việt Nam? "Chị Dậu" cũng là một cái tên đáng đặt vì đó vừa là một nhân vật văn học nổi tiếng vừa là lời nhắc nhở cho các cấp chính quyền ngày nay chăm lo hơn nữa cho đời sống của nhân dân.
Việc lấy tên các nhân vật trong văn học Việt Nam để đặt cho các đường phố cũng là cách quảng bá và giới thiệu văn học và văn hóa Việt Nam với thế giới. Sẽ có những ông Tây bà Đầm đi trên đường phố Chí Phèo và thật là thú vị nếu từ đó họ muốn tìm hiểu xem ông Chí Phèo là ông nào.
Hoặc khi đi trên đường Chú Cuội hay Hằng Nga, họ sẽ thấy là người Việt đã từng... lên Cung Trăng trước cả Mỹ hay Liên Xô hàng ngàn năm!
Thế nên, chỉ ước một ngày nào đó được thong dong trên đường Chí Phèo để mơ về nàng Thị Nở một thời, hay được ăn phở ở phố Chị Dậu để nghĩ về những cảnh đời của những người dân Việt nào đó vẫn còn nghèo đói không có đủ cơm ăn áo mặc ở đâu đó...

Đặt tên đường cũng thể hiện cách nghĩ về văn hóa?Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐặt tên đường cũng thể hiện cách nghĩ về văn hóa?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét