Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

018 - Cuộc chiến vì sự nghiệp chính trị của Tô Lâm




Như đã loan tải trong một kỳ trước, tài liệu về AVG được biết đến từ đầu năm 2016 và chuyển đến các cấp lãnh đạo cao cấp của Việt Nam ngay từ giữa năm 2016 trong đó tài liệu thể hiện rõ nét về vai trò và trách nhiệm của Tô Lâm.
Bằng mọi cách, Tô Lâm ngăn chặn quá trình thanh tra.
Để tồn tại, Tô Lâm không chỉ ngăn chặn quá trình thanh tra làm ảnh hưởng tới mình mà còn bằng mọi cách trong đó không từ bỏ thủ đoạn nào như việc tiêu diệt đồng bọn như là một việc làm lấy công chuộc tội.
Về việc làm thứ nhất là ngăn chặn thanh tra. Tô Lâm cùng với Phạm Nhật Vũ o bế và mua chuộc đoàn thanh tra trong đó có trưởng đoàn Lê Quang Tiệp và Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ Ngô Văn Khánh.
Trong quá trình thanh tra, Tổng Cục Phó An Ninh Trần Đăng Yến ký văn bản mật báo cáo Bộ Trưởng Tô Lâm về quá trình thanh tra thì chỉ vài ngày sau Phạm Nhật Vũ đã có văn bản này.
Theo đề nghị của Ngô Văn Khánh tại văn bản mật số 121/ttcp-v1 ký này 9 tháng 6 năm 2017, Tô Lâm cử một tổ công tác về Thanh Tra Chính Phủ để điều tra việc lộ tài liệu thanh tra. Tô Lâm chỉ đạo A83 và A87 điều tra bằng được, không giới hạn thời gian việc ai cấp tin cho lãnh đạo.
Thậm chí, nếu không cho Ngô Văn Khánh nghỉ và thay Tổng Thanh Tra Chính Phủ Phan Văn Sáu bằng Lê Minh Khái thì không thể thông qua kết luận thanh tra.
Tuy nhiên, khi chuyển hồ sơ từ Thanh Tra sang Công An thì Tô Lâm giao cho đệ tử thân thiết nhất là Nguyễn Duy Ngọc, cục trưởng C46 trực tiếp phụ trách điều tra.
Trong quá trình điều tra, Nguyễn Duy Ngọc chỉ chủ trương truy tố nhóm chóp bu bộ 4T và MobiFone chứ không động tới Phạm Nhật Vũ. Sức ép lớn nên cuối cùng Phạm Nhật Vũ cũng bị bắt. Trong suốt quá trình giam giữ Vũ, Tô Lâm theo dõi đặc biệt Vũ để Vũ không thể nói điều gì về Tô Lâm.
Thiệt tình thì Phạm Nhật Vũ chả hợp tác gì với cơ quan điều tra đâu. Nhưng điều tra viên đã tìm thấy dấu vân tay của Vũ trên những tờ tiền ở nhà Trương Minh Tuấn. Đó là bằng chứng không thể chối cãi được. Cùng với hình ảnh camera an ninh tại khách sạn Grand Plaza khi Vũ cầm tiền đưa cho Lê Nam Trà. Hình ảnh đưa tiền bằng xe tải tới nhà Nguyễn Bắc Son.
Trong vụ này, Vũ đã mất tiền cho Tô Lâm khi chia chác tiền trong số hơn 8000 tỷ cướp được từ MobiFone. Nhưng quá trình thanh tra và điều tra, gia đình họ Phạm cũng tốn tương đối và đó là lý do tại sao mà cô vợ tây của Phạm Nhật Vũ nói rằng, gia đình lỗ hơn 1000 tỷ.
Tất cả những thứ trên chưa phải là điều thú vị.
Sự thú vị nằm ở chỗ, Tô Lâm lấy công chuộc tội như thế nào?
Thời điểm căng thẳng của vụ AVG đến sau khi vụ Trịnh Xuân Thanh bị bung vào giữa năm 2016.
Khi vụ biển xanh của Thanh bung bét, Thanh thì đủ nhạy cảm để biết mức độ nguy hiểm tới sinh mạng của mình nên đã tính bài chuồn.
Thời điểm đó, Đinh La Thăng vẫn đương chức ủy viên Bộ Chính Trị và là cánh hẩu của Nguyễn Tấn Dũng. Tất nhiên là Tô Lâm đã tạo điều kiện để Thanh bỏ trốn. Nhưng bản tính của Thanh loe đã giết chết Thanh. Nếu như Thanh âm thầm lẩn thì đi một nhẽ. Thanh lên mạng chửi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng làm ông Trọng nổi cáu. Và đó là lúc Tô Lâm biết cách làm hài lòng ông Trọng, bằng việc bắt Trịnh Xuân Thanh.
Tô Lâm bất chấp tất cả. Không cần quan tâm tới hệ quả của việc vi phạm pháp luật CHLB Đức và các nước Châu Âu. Không cần quan tâm tới hệ quả quan hệ quốc tế. Tô Lâm đã tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Đức và đưa sang Nga bằng máy bay của Chính Phủ Slovakia. Có một chi tiết cực kỳ thú vị. Đó là vì sao chính phủ Slovakia không làm căng vụ này? Một lãnh đạo chính phủ Slovakia đã bị an ninh Việt Nam ghi băng khống chế việc chơi gái lúc thăm Việt Nam từ nhiều năm trước.
Việc tóm được Trịnh Xuân Thanh về nước, thỏa mãn được yêu cầu của Tổng Bí Thư, có thể ảnh hưởng tới Đinh La Thăng cũng chấp nhận được. Miễn sao Tô Lâm an toàn. Cũng là lúc trả thù riêng Đinh La Thăng trong vụ Thăng đá Tô Dũng, em Tô Lâm ra khỏi dự án hầm Phước Tượng.
Thêm một chú ý khác. Đó là trong cơn bão AVG có nguy cơ ảnh hưởng tới vị trí đương nhiệm, Tô Lâm sẵn sàng hành động triệt tiêu các mầm mống nguy cơ nổi loạn.
Vì hiện tại, trong số các ủy viên trung ương quy hoạch vị trí bộ trưởng công an thì có Trần Quốc Tỏ và Nguyễn Đức Chung. Sau khi ông Trần Đại Quang qua đời thì ông Tỏ cũng liệt theo. Chỉ còn có một mình Nguyễn Đức Chung nằm trong quy hoạch.
Chung con tỏ ra hơi vội vàng khi nghĩ mình có thể thay thế ngay lập tức Tô Lâm và đương nhiên nhảy ngay vào Bộ Chính Trị.
Không có gì khác hơn là loại bỏ ngay Chung con để tránh tai họa. Đồng thời, Chung con cũng là một người nổi bật. Nếu phanh phui Chung con vì làm ăn lợi ích nhóm tùm lum sẽ làm cho vai trò và uy tín chính trị của Tô Lâm nổi bật rõ nét và cũng là cơ hội đưa người của mình vào thay thế cho dễ bề bảo ban.
Trong vấn đề nội bộ ngành công an. Nếu theo mô hình tổ chức cũ. Các tổng cục phó trở lên đều do thủ tướng ký bổ nhiệm và Tô Lâm không dễ chỉ đạo toàn diện. Nhưng nay, việc phá bỏ hệ thống tổng cục, Tô Lâm chỉ đạo tuyệt đối với tất cả các cục nghiệp vụ và công an địa phương nên có thể can thiệp tuyệt đối với ngành công an.
Nhưng rất đáng lo ngại là ông Trọng nghe Tô Lâm tuyệt đối.
Tô Lâm kéo ông Trọng vào tham gia đảng ủy công an trung ương. Nghe có vẻ như ông có thể ngồi đó và can thiệp được các vụ án. Nhưng ông Trọng đã nhầm. Bởi ông không thể đủ độ tinh quái nghiệp vụ công an và ông ngồi đó còn là sự bảo kê cho Tô Lâm. Ông Trọng nghe theo Tô Lâm, bất chấp luật pháp và điều lệ Đảng cầm quyền quy định về chức năng nhiệm vụ của cấp tổng cục. Phá cấp tổng cục bất chấp phải điều chỉnh các quy định của luật và điều lệ Đảng.
Dù ai cũng biết, Tô Lâm là đệ tử trung thành và là người giữ đền cho nhà Ba Dũng, ông Trọng vẫn tin dùng. Tô Lâm không ngần ngại công khai hình ảnh gần gũi ông Trọng. Đó là bức anh Tô Lâm chụp cùng ông Trọng, ông Dương Đức Quảng và một chàng nhà báo trẻ, không rõ lai lịch. Và bức ảnh bốn người đi lễ gồm Tô Lâm, ông Trọng, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Đức Chung. Người đời gọi bức ảnh đó là: Hải Trọng Lâm Chung. Có lẽ điều đó là thật!
Việc đứng đầu cơ quan công an, công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng hoàn toàn phụ thuộc vào Tô Lâm. Còn Tô Lâm, bao nhiêu đại án mà ông Trọng đề cập thời gian qua sẽ vẫn chỉ là đại án trên giấy.
Vụ AVG không nói tới nữa. Nó quá bê bối bà lố bịch. Nhìn thêm một ví dụ như việc thanh tra đất Phú Quốc thì rõ. Đất đai Phú Quốc đã bị bố con ông Dũng chia chác tan nát. Vin của Phạm Nhật Vượng tổ chức chặt rừng phòng hộ làm nhà bán. Hiện Vin làm thừa ra so với phê duyệt 2000ha. Khắp nơi tàn phá và không xa nữa, chúng ta không còn gì để phá nữa đâu. Rừng thì hết, biển thì chết, tài nguyên bị bào mòn. Riêng Quảng Ninh, mỗi ngày xuất sang Trung Quốc 1 triệu tấn than để rồi mua lại của họ giá cao. Mỗi hòn than, có tới 30 đầu mối chia tiền, trong đó điển hình và nhiều nhất là công an môi trường. Tệ nhất mà không liên quan nhưng vẫn đòi chia là công an ma túy.
Những thông tin gần đây cho thấy, cặp Hồ Mẫu Ngoạt, Đinh Văn Ân và Trần Cẩm Tú đang lo cho Tô Lâm lên vị trí Chủ Tịch Nước nhiệm kỳ tới.
Ai biết điều đó không là hiện thực?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét