Một mấu chốt quan trọng trong thương vụ mua bán AVG, đó là mối liên hệ giữa ông Nguyễn Tấn Dũng, AVG và Mobifone. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người ký đề án chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình Việt Nam. Giải thích một cách đơn giản thì đề án này xác lập yêu cầu chuyển đổi công nghệ truyền hình từ kĩ nền tảng kĩ thuật vô tuyến điện tử sang nền tảng kỹ thuật số.
Nôm na là đề án này thông qua việc thay đổi công nghệ, phân định lại đâu là giá trị khai thác tài nguyên quốc gia, ở đây là tần số truyền hình, đâu là giá trị nội dung thông tin, hình thành thị trường truyền dẫn phát sóng, thực tế là phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền.
Thị trường truyền hình trả tiền nổi lên như một cơ hội kinh doanh hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu nhiệm kì đầu tiên của mình. Nhiều đại gia xớ rớ ở sân chơi này khi ấy.
Vừa kĩ thuật, vừa đại chúng, vừa màu mỡ kinh doanh, lại vừa có tính chất phúc lợi công cộng. Có thể nói, hai phe tư bản và XHCN tích hợp lại trong mỗi quyết định chính sách của ngành thông tin truyền thông.
Thành ra việc đưa lĩnh vực quản lí nhà nước về thông tin báo chí nhập với bộ bưu chính viễn thông để thành bộ thông tin và truyền thông được kì vọng nhưmột sáng kiến chính trị cho đổi mới của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng khi bổ nhiệm ông Nguyễn Bắc Son, rồi Trương Mình Tuấn làm bộ trưởng của bộ này, ông Dũng có lẽ đã định phần thất bại. Ít ra là kì vọng vào một thủ tướng người miền Nam tiếp tục đà cải cách thị trường hoá, tự do hoá mà hai thủ tướng tiền nhiệm đã tạo lập không còn nhiều.
Miền Nam trong kì vọng đó chính là trải nghiệm thị trường và tự do đến từ nhà nước pháp quyền, dù đó là sản phẩm thực dân mang tới.
Chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng một quyết định thí điểm cho phép AVG sử dung tần số truyền hình để tham gia thị trường truyền hình có lẽ đã gieo duyên cho sự trở lại của ông với định mệnh AVG hiện tại.
AVG có lẽ là tư nhân đầu tiên tham gia cả thị trường truyền dẫn phát sóng lẫn sản xuất nội dung. Truyền hình An Viên như đã sẵn sàng cho một đài truyền hình tư nhân đầu tiên của chế độ.
Nhưng rồi thủ tướng tuyên bố không có báo chí tư nhân.
Tuyên bố của thủ tướng đã đưa AVG đến vị thế một nhà đài mãi dang dở. Có kênh phát, có chương trình để phát, nhưng truyền hình An Viên không thể có tổng biên tập duyệt phát sóng. Mà tổng biên tập và cơ quan báo chí đều do đảng bố trí. Không có hai định chế đó, truyền hình An Viên phải “núp” đài truyền hình Bình Dương. Rủi ro đó đã làm sượng sức phát triển của AVG.
Một chút lắt léo đã được “sinh hoạt” lại. “Mặt trận” báo chí tư nhân tiếp tục dạng thức xã hội hoá của mình: hợp tác ăn chia kiểu các show truyền hình đắt giá hiện nay, hay đầu tư cho các thương hiệu mới, trong các lĩnh vực cần có năng lực mới như báo chí điện tử, hay như núp bóng các giấy phép xuất bản của các quan báo chí làng nhàng. Ngay cả tờ báo lừng danh thế giới Forbes mà ái nữ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được coi là chủ nhân của ấn bản tiếng Việt, cũng phải chịu cảnh ngộ núp bóng giãy phép cơ quan báo chí và tổng biên tập tờ báo thuộc bộ văn hoá.
Cứ mạnh dạn suy nghĩ, chủ trương thí điểm khai thác tần số truyền hình quốc gia được đấu thầu trước hết cho những nhà sản xuất k dung chuyên nghiệp, hay cho những công ty có kinh nghiệm kinh doanh mạng viễn thông, hoặc những tuổi công nghệ lúc ấy sự tình sẽ ra sao?
Liệu Mobifone có phải chèo kéo xin phép tham gia mảng truyền hình rồi mua lại AVG như cái hợp đồng kể ra cũng không phải gọi là vô lí trong thị trường phải xin quyền kinh doanh của mình hiện nay.
Hay liệu báo Tuổi Trẻ có thể phát triển thành một tập đoàn báo chí truyền thông như giấc mơ nhiều củ nhiều thế hệ người làm báo ở đây?
Hay Vietnamnet, VNExpress, FPT…
Hoặc bằng một bức tranh rõ ràng mời chào các star-up công nghệ chẳng hạn?
Vào hoàng hôn nhiệm kì, dường như thủ tướng còn canh cánh ưu tư về khó khăn của AVG.
Nguyễn Bắc Son chia sẻ ưu tư ấy nên khi có phương án, đã triển khai thực hiện bằng cỡ thực hiện nhiệm vụ chính trị cơ bản.
Sẽ còn sự bất bình thường ấy khi người có khả năng phải chạy chọt xin phép có được cái năng lực của mình; còn người có giấy phép phải cũng phải “binh” để có được con đường sang tay cái giấy phép lỡ đầu tư ấy.
Cứ bộ máy nhà nước nào cũng có ý chí và trách nhiệm như trong thương vụ mua AVG nhưng mà ứng xử cho phương lược thị trường hoá, tự do hoá;
Thì thị trường hẳn sẽ là buổi tiệc rạng rỡ buổi các chính trị gia thanh thản rời chính trường, sum vầy trong tình yêu gia đình và nghĩa tình làng xóm, quê hương.
Nói là nói cho suông vậy.
Trong thực tế một khi thể chế còn có chỗ để mấy chữ đặc thù tung tác, thì ngay đến người làm chính trị, đi đến thời cuộc này hẳn nhìn thấy, có gầm trời thể chế nào không bị chi phối bởi qui luật thị trường?
Cơ hội chuyển đổi số truyền hình thôi, đã mang bao nhiêu ông đặc thù vào tù?
Rồi nhìn sang các lĩnh vực còn duy trì đặc thù, tổ chức cán bộ, ý tế, giáo dục, lao động,… sẽ còn cần bao nhiêu lãnh đạo nữa ra toà.
Hay sẽ đợi một hoàng hôn nhiệm kì thực sự?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét