Dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông Tất Thành Cang đó là vượt thẩm quyền. Xin nêu một số trường hợp điển hình:
Dự án 4 đường chính tại khu đô thị mới Thủ Thiêm
Với dự án xây dựng 4 đường chính tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, quyết định phê duyệt dự án đã có thêm một số chi phí ngoài quy định khiến cho tổng mức đầu tư của dự án tăng lên hàng trăm tỉ đồng.
Nếu không được phát hiện, Nhà nước phải chi trả khoản tiền cao hơn giá trị của dự án sẽ làm thất thoát ngân sách.
Ông Tất Thành Cang khi còn là Thành ủy viên, Ủy viên UBND TP.HCM, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, đã lạm quyền ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Đây cũng là vụ gây xôn xao dư luận thời gian dài vì tuyến đường “dát vàng” được ông này ưu ái ký với CTCP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh xây dựng với tổng mức đầu tư lên tới 12.000 tỷ đồng cho chưa đầy 12km đường nội khu.
Dù Đại Quang Minh thanh minh giá trị cuối cùng chỉ 8.000 tỷ đồng nhưng dư luận cũng vô cùng ngạc nhiên và đặt dấu hỏi về mức độ đắt đỏ kỳ lạ này. Thay vì trả bằng tiền, Đại Quang Minh được UBND TP.HCM hoán đổi cho đất vàng ngay tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm!
Theo quy định của pháp luật thẩm quyền ký dự án của cấp TP là từ 1500 tỉ trở xuống, trên 1500 tỉ thuộc thẩm quyền Thủ tướng, như vậy ông Tất Thành Cang đã vượt quyền khi ký với công ty Đại Quang Minh.
Sai phạm này cũng lập lại ở thương vụ Sabeco và bán đất cho Quốc Cường Gia Lai.
Cụ thể, ngày 19/5/2017, Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận, có tờ trình số 406/TTr-TT trình Hội đồng thành viên (HĐTV) công ty phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai để thu hồi vốn. Ngày 22/5/2017, HĐTV Công ty Tân Thuận có văn bản số 614/CV-HĐTV gửi Văn phòng Thành ủy báo cáo, xin chủ trương về phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai để thu hồi vốn, lợi nhuận thu được sẽ nộp ngân sách Đảng bộ TP.HCM.
Ngày 1/6/2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 512-TB/VPTU, thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận được chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai. Thậm chí, nghiêm trọng nhất là Tờ trình của Công ty Tân Thuận đề xuất là “hợp tác kinh doanh” nhưng Phó Bí thư Tất Thành Cang còn lộng hành “vượt đề xuất”, cho ý kiến chỉ đạo là chuyển nhượng luôn khu đất cho tư nhân.
Sau chỉ đạo mang tính “lạm quyền” của Phó Bí thư Tất Thành Cang, ngày 5/6/2017, 2 công ty đã ký kết hợp đồng 203/HĐKT/2017 về việc chuyển nhượng phần diện tích đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai. Sau đó, 2 công ty có ký kết 2 phụ lục hợp đồng bổ sung cho hợp đồng trên.
Theo đề án tái cơ cấu, UBND TP.HCM yêu cầu Công ty IPC không được giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại Sadeco. Thế nhưng IPC đã phớt lờ yêu cầu này khi tiến hành tăng vốn điều lệ và giảm tỷ lệ sở hữu của IPC tại Sadeco từ 44% xuống còn 28,8%. Việc làm này theo Thanh tra TP là gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Điều đặc biệt là, chủ trương này được sự chấp thuận của Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang tại thông báo 495-TB/VPTU ngày 18.5.2017.
Tại kết luận của Thanh tra TP.HCM (tháng 10.2018), theo đề án tái cơ cấu, Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC, trực thuộc UBND TP) với tỷ lệ sở hữu vốn là 44%, không cần giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco). Đặc biệt là trong bối cảnh Sadeco hoạt động kinh doanh đang mang lại lợi nhuận rất cao, tỷ lệ chia cổ tức hằng năm có lúc lên đến 40%, vào năm 2015 khi duyệt đề án tái cơ cấu, UBND TP yêu cầu IPC (lúc này đang chiếm tỷ lệ sở hữu vốn 44% tại Sadeco) không được giảm thêm tỷ lệ sở hữu vốn. Thế nhưng, trên thực tế IPC đã “phớt lờ” yêu cầu này của cơ quan chủ quản.
Tại văn bản 730/IPC.17 ngày 16.6.2017 của IPC báo cáo UBND TP, bổ sung về vai trò, tác động của Sadeco với việc phát triển khu Nam Sài Gòn, có nêu: “ Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại thông báo 495-TB/VPTU…”
Tuy nhiên, qua kiểm tra kết luận thanh tra của Thanh tra TP.HCM đã phản bác vấn đề này, khi cho rằng: Cụm từ “Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương…” là không chính xác vì Thông báo 495-TB/VPTU ngày 18.5.2017 chỉ truyền đạt ý kiến của Phó bí thư thường trực Thành ủy (là ông Tất Thành Cang-PV).
Cũng theo kết luận Thanh tra, nếu IPC phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu (thay vì cổ đông chiến lược ) thì sẽ là phương án tối ưu hơn. Trường hợp nếu IPC không muốn tiếp tục đầu tư vào Sadeco thì thực hiện chuyển nhượng quyền góp vốn cho tổ chức, cá nhân khác thông qua đấu giá để không làm thiệt hại cho IPC nói riêng và nhà nước nói chung…
“Những việc như trên cho thấy việc giảm tỷ lệ góp vốn của IPC tại Sadeco, có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, cần được làm rõ”, kết luận có ghi. Và trong phần kiến nghị, Thanh tra TP cũng yêu cầu chuyển vụ việc sang Cơ quan cảnh sát điều tra, làm rõ xử lý vụ việc này. Và hiện nay, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu (PC03, Công an TP.HCM) đang tiến hành điều tra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét