Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

10376 - Sự chia rẽ thế hệ giữa người VN, xuất hiện trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa trục xuất

LA Times - Tác giả: Anh Do và Molly O’Toole
Dịch giả: Vũ Ngọc Chi
Nhưng các nhà phê bình coi hành động này là một ví dụ khác, không chỉ ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico, cả về lời nói và hành động, chính quyền Trump đang báo hiệu rằng, không có người nhập cư nào, bất kể tình trạng pháp lý của họ, là an toàn.


Lân Hoàng, 85 tuổi, tham gia cùng các thành viên của cộng đồng Little Saigon, những người tuần hành và biểu tình chống lại nỗ lực của chính quyền Trump nhằm làm tổn thương người tị nạn Việt Nam bằng cách thay đổi thỏa thuận hồi hương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ảnh: Genaro Molina / LA Times

Ở tuổi 85, Hoàng Lân đã nhiều lần nhìn thấy và nghe về sức mạnh chống lại chủ nghĩa cộng sản đã khuấy động những cảm xúc mạnh mẽ trên đường phố Little Saigon.
Đã có lúc một chủ cửa hàng video trưng bày cờ của Cộng sản Việt Nam và hình ảnh Hồ Chí Minh, khiến hàng ngàn cư dân tức giận phản đối. Mười năm trước, hàng trăm người dương biểu ngữ tập trung bên ngoài một tờ báo ở Westminster đăng một bức ảnh về một chậu rửa chân có màu vàng và 3 sọc đỏ, lá cờ miền Nam Việt Nam chống cộng, cho đó là một sự xúc phạm.
Nhưng khi ông Lân tham dự một cuộc biểu tình trong khu phố chống lại những đe dọa gần đây của chính quyền Trump, muốn trục xuất người nhập cư Việt Nam có tiền án hình sự về quê hương của họ, ông ta đã ngạc nhiên trước phản ứng lãnh đạm rõ ràng của những người nhập cư lớn tuổi. Thường là những người chống cộng nhiệt thành nhất, chỉ một số ít xuất hiện.
Mọi người đều la hét và tôi nhìn xung quanh, tự hỏi, những người ở tuổi của tôi ở đâu?” Ông Lân, một nhân viên văn phòng đã nghỉ hưu từ Santa Ana, cho biết ông ta bị sốc bởi động thái của Tòa Bạch ốc, và rất cảm hứng khi thấy giới trẻ hành động. “Họ là những người được giáo dục tốt, tổ chức tốt. Tôi chỉ ước rằng những người khác đã xuất hiện trong nhiều năm có mặt ở đây để hỗ trợ họ”.



My Nguyen (bên phải) hô to những khẩu hiệu trong khi tham gia cùng các thành viên của cộng đồng Little Saigon, biểu tình chống lại sự thay đổi chính sách của chính quyền Trump khiến 8.500 thành viên cộng đồng Việt Nam có nguy cơ bị trục xuất. Nguồn: Genaro Molina / LA Times

Sau khi tin được lan truyền về một nỗ lực mới của Bộ An ninh Nội địa để Việt Nam chấp nhận nhiều người bị trục xuất hơn, một số người coi đó là một sai lầm của chính quyền Trump vì sức mạnh mờ nhạt của đảng Cộng Hòa (GOP) ở Quận Cam và sự hỗ trợ lịch sử mà Đảng Cộng Hòa đã nhận được từ người Mỹ gốc Việt.
Nhưng trong một cộng đồng nơi nhiều cư dân lớn tuổi phản đối nhập cư không có giấy tờ và những người trẻ tuổi có xu hướng nghiêng về chính trị cánh tả, đây chỉ là cuộc tranh cãi mới nhất để nhấn mạnh sự phân chia thế hệ giữa những người gốc Việt.
Rất nhiều trong chúng tôi đang sống trong tình trạng bấp bênh. Và chúng tôi có nhận được sự hỗ trợ nào từ cộng đồng của chúng tôi không? Rất ít nếu bạn nói về những người lớn tuổi. Điều gì đã xảy ra với tất cả các tiếng nói lên tiếng chống cộng? Tại sao họ không huy động?” Nguyễn Tùng, 40 tuổi, một nhà hoạt động ở Santa Ana, người đã từng ngồi tù và giúp đỡ các cuộc biểu tình ở Little Saigon, nói như vậy. “Nếu họ thực sự quan tâm đến vi phạm nhân quyền, thì, vi phạm đang xảy ra, không chỉ ở Việt Nam mà ngay tại sân sau của chúng ta”.
Đầu tháng này, các quan chức chính quyền của Trump đã gặp các đối tác từ Hà Nội để nói về một hiệp ước hai nước đã ký năm 2008, dưới thời Tổng thống George W. Bush, bảo vệ người Việt đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995, khỏi bị trục xuất.
Hơn 8.000 cư dân Việt Nam tại Hoa Kỳ đã trốn thoát khỏi quê hương nhưng sau đó đã phạm tội – ngay cả những tội phạm nhỏ mà họ đã phải ngồi tù một thời gian – sẽ có nguy cơ bị trục xuất, nếu các quan chức thành công trong việc thay đổi thỏa thuận. Nhìn chung, kể từ năm 1998, hơn 9.000 người nhập cư Việt Nam đã nhận được lệnh trục xuất cuối cùng, theo Trung tâm Hành động Nguồn lực Đông Nam Á.
Kim Bùi, một nhân viên bán hàng 19 tuổi tại một cửa hàng đồ ăn nhẹ ở Anaheim, cho biết, những người thuộc thế hệ cha mẹ cô và lớn tuổi hơn nữa thường có xu hướng không có mặt trong khi chủ đề là nhập cư và trục xuất.
Tôi nghĩ những vấn đề này là một vết nhơ đối với họ. Những người lớn tuổi phần nhiều theo Đảng Cộng Hòa và họ rất đặt nặng các giá trị truyền thống“. Bùi, một người lớn lên ở Quận Cam, nói. “Họ rất vui khi nói về sự bất công ở quê nhà và họ chỉ giới hạn ở đó, mà không đụng chạm tới chính trị Hoa Kỳ”.



Hoang Ly (giữa), tham gia cùng các thành viên của cộng đồng Little Saigon, biểu tình chống lại sự thay đổi chính sách của chính quyền Trump khiến cho 8.500 thành viên cộng đồng Việt Nam có nguy cơ bị trục xuất. Ảnh: Genaro Molina/ LA Times

Trên phương tiện truyền thông xã hội và trên báo chí chính thống, một số người trẻ ủng hộ phong trào chống trục xuất mới nổi, nói rằng, họ đã đấu tranh cho công bằng và bình đẳng từ lâu, và người Mỹ gốc Việt đã xuất hiện hỗ trợ các nhóm nhập cư khác trong suốt lịch sử Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, trong nhóm riêng người Việt, điều còn thiếu là sự lãnh đạo của thế hệ lớn tuổi”, ông Tùng nói.
Chúng tôi hiểu nếu họ cảm thấy xấu hổ về một số người trong chúng tôi vì những sai lầm của chúng tôi và các vụ bắt giữ của chúng tôi,” anh ấy nói, đề cập đến những người nhập cư có hồ sơ tội phạm. “Nhưng họ có cần phải trừng phạt vợ con chúng tôi không? Tại sao họ không ra ngoài và chiến đấu cho chúng tôi để gia đình có thể ở cùng nhau? Tại sao lại phải tách lìa những người phải trả giá cho những lựa chọn tồi tệ của họ hoặc những người mà sẽ bị bóc lột ở Việt Nam?
Cho đến tháng trước, Tùng có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Năm 1996, anh ta bị kết án chung thân vì không can thiệp khi một trong những người bạn của anh ta đâm chết một người đàn ông. Năm 2011, Thống đốc Jerry Brown cho phép anh ta được trả tự do sớm, nhận ra sự dũng cảm của anh ta vì đã cứu hàng chục thường dân trong một cuộc bạo loạn ở nhà tù. Brown sau đó đã ân xá cho Tùng hoàn toàn trong Lễ Tạ ơn vừa qua.
Năm ngoái, chính quyền Trump đã bắt đầu theo đuổi việc trục xuất một số người định cư dài hạn tới từ Việt Nam và Campuchia, và ở mức độ thấp hơn, người Lào, một số người đã đến Hoa Kỳ từ nhiều thập kỷ trước với tư cách là người tị nạn, theo những người ủng hộ quyền nhập cư và luật sư đã kiện để ngăn chặn nỗ lực này. Chính quyền đang giữ nhiều người có hồ sơ tội phạm khiến họ có thể bị trục xuất.
Katie Waldman, phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa, nói với báo [LA] Times, điều ưu tiên của chính quyền này là làm sao trục xuất những tội phạm nước ngoài về nước của họ.
Các con số mới nhất về các trường hợp bị trục xuất bởi Cơ quan Di trú và Thực thi Hải quan vẽ ra một bức tranh hỗn hợp. Trong năm tài khóa 2016, kết thúc vào tháng 9 năm 2016 trước khi chính quyền Obama chấm dứt, các quan chức đã trục xuất 35 người Việt Nam. Trong năm tài khóa 2017, bao gồm chín tháng đầu tiên của chính quyền Trump, các quan chức đã trục xuất hơn gấp đôi con số đó: 71.
Việc trục xuất người Campuchia và người Lào tương đối ít hơn: Trong năm tài khóa 2016, cơ quan này đã trục xuất 74 người Campuchia; năm sau, họ chỉ đuổi 29 người. Không người Lào bị trục xuất trong năm tài khóa 2016 và 5 người trong năm sau.
Nhưng các nhà phê bình coi hành động này là một ví dụ khác, không chỉ ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico, cả về lời nói và hành động, chính quyền Trump đang báo hiệu rằng, không có người nhập cư nào, bất kể tình trạng pháp lý của họ, là an toàn.
Nguyễn Tùng nói: “Sẽ tới lượt các anh chị em người Việt chúng ta. Ông Trump đã nói rõ rằng, những người nhập cư là mục tiêu hàng đầu của ông – và những người nhập cư có hồ sơ tội phạm là ưu tiên hàng đầu”.
Cách tiếp cận đó là một sự thay đổi quyết định từ gần 45 năm trước, khi Hoa Kỳ tài trợ cho việc sơ tán khoảng 125.000 người tị nạn Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ, báo hiệu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam. Cuộc khủng hoảng nhân đạo diễn ra ở các quốc gia Nam Á, Việt Nam, Campuchia và Lào, bị tàn phá bởi các chiến dịch ném bom và xung đột của Hoa Kỳ, cuối cùng đã đưa hơn một triệu người tị nạn và người nhập cư đến Hoa Kỳ.
Dân số nhập cư Campuchia và Lào ở Mỹ tăng gấp ba lần từ 1980 đến 2017, và dân số nhập cư Việt Nam bộc phát từ khoảng 230.000 vào năm 1980 đến hơn 1,34 triệu vào năm 2017, khiến họ trở thành nhóm dân sinh ra ở nước ngoài lớn thứ sáu ở Hoa Kỳ, theo trung tâm chính sách di cư, một viện nghiên cứu phi đảng phái.
Dữ liệu điều tra dân số cho thấy, khoảng hai trong năm người nhập cư Việt Nam cư trú tại California, với Quận Cam, Quận Santa Clara và Quận Los Angeles chiếm ba trong số bốn điểm đến hàng đầu của họ trên toàn quốc.
Để giúp hình thành phong trào chống trục xuất, các nhóm thường dân địa phương như Viet Unity, VietRise, cùng với APIROC, hoặc Người tái định cư Châu Á và Thái Bình Dương của Quận Cam, được Nguyễn Tùng thành lập với nhiệm vụ tái hòa nhập những người bị giam giữ, đang huy động trực tuyến nâng cao nhận thức trên toàn quốc.
Julie Vo, một thành viên của VietUnity – SoCal, cho biết, tổ chức của cô đang phối hợp với Mạng lưới chống trục xuất những người quốc tịch Việt và Mạng lưới phòng thủ chống lại trục xuất Đông Nam Á. Cô nói: “Đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam hay Đông Nam Á – mà còn tác động đến tất cả các cộng đồng da màu. Cuộc đấu tranh của chúng ta gắn kết với nhau”.
Nhưng những nỗ lực này không làm lay chuyển nhiều người Việt lớn tuổi hơn.
Sau khi trốn thoát khỏi Việt Nam, Am Nguyen, 70 tuổi, sống trong các trại tị nạn Philippines, vật lộn trong 8 tháng, trước khi tái định cư ở California vào năm 1981. Bà đã sinh đứa con thứ tư khi ở trong trại ở đảo Palawan, bám vào hy vọng rằng, các quan chức sẽ cho phép gia đình bà được đi Mỹ.
Bà Am ở Westminster nói: “Được hoan nghênh đến Mỹ là một đặc ân. Một khi bạn đã ở đây, bạn cần tuân theo các quy tắc ở đây. Nếu bạn vi phạm điều gì đó rất nghiêm trọng, bạn nên bị trục xuất. Họ có quyền gửi trả bạn về”.
Bà Am và chồng bà, một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, Đặng Hòa, 76 tuổi, cả hai thuộc đảng Cộng Hòa, cho biết họ chống lại việc nhập cư bất hợp pháp và hỗ trợ theo dõi sát biên giới “vì với khủng bố, bạn phải cẩn thận vì bạn không bao giờ biết ai vào hay ra”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét