Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

6686 - Tổng biểu tình 10/6: phép thử của lòng yêu nước (tiếp theo)

Thứ nhất, với tất cả các kinh nghiệm của người dân sống trong lòng chế độ cộng sản, qua rất nhiều lần bị lừa dối, và chịu nhiều đau khổ, người dân đã có kết luận ngay cho mình, việc thông qua dự luật Đặc khu chính là hành vi bán nước. Dù văn bản Dự luật được soạn thảo như thế nào, câu chữ được che chắn ra sao, người dân không còn quan tâm nữa. Bởi vì, với cùng những văn bản kiểu như vậy, những địa điểm được người Trung Quốc thuê như Vũng Áng (Formosa), Bô xít Tây Nguyên, Nhiệt Điện Vĩnh Tân II, Dung Quất…vv… đã quá đủ để người dân thấu hiểu việc nhà cầm quyền cho Trung Quốc thuê đất là như thế nào, hậu quả ra sao. Thời hạn 99 năm chỉ là một yếu tố, và không phải là yếu tố quan trọng nhất. Có rất nhiều người nói rằng, đối với Trung Quốc, một ngày cũng không cho thuê đất của Việt Nam. Những kẻ bưng bô cho chế độ nói rằng, trong dự luật không có chữ nào nói đến việc cho Trung Quốc thuê đất. Nhưng người Việt Nam đã quá hiểu cộng sản, không chấp nhận việc giải thích như vậy và họ đã đúng. Những thông tin được tìm hiểu sau này cho thấy những cuộc hội thảo, thảo luận giữa Trung Quốc và Việt Nam về việc xây dựng đặc khu đã diễn ra từ mấy năm trước. Thông qua sự việc này, chúng ta có thể hiểu thêm rằng, thực ra người dân biết và hiểu rất rõ những chiêu trò, những sự bịp bợm của nhà cầm quyền trong tất cả các lĩnh vực, hoạt động. Nhưng họ vẫn chịu đựng và chỉ đến khi có sự việc động chạm tới tình cảm thiêng liêng của mình, họ mới thực sự phản ứng, thể hiện thái độ. Một chi tiết thú vị là, trước cuộc tổng biểu tình 10/6, khắp hang cùng ngõ hẻm ở Việt Nam đều bàn tán xôn xao việc nhà cầm quyền bán đất cho Trung Quốc, và họ xuống đường là để phản đối hành vi bán đất đó.
     Thứ hai, lùi thời điểm thông qua Dự luật Đặc khu không có nghĩa là hủy Dự luật. Giảm thời gian cho thuê đất không có nghĩa là không cho người Trung Quốc thuê nữa. Mặt khác, người dân thừa biết nhà cầm quyền chỉ dùng kế hoãn binh, sau đó sẽ lại tìm cách để thông qua Dự luật, đạt mục đích của mình. Chính vì vậy cuộc tổng biểu tình đã nổ ra.
     Thứ ba, phản đối Dự luật Đặc khu vừa là nguyên nhân, nhưng cũng là ngòi nổ. Bao nhiêu sự dồn nén của người dân trong nhiều năm qua đã tích tụ lại, việc đưa ra Dự luật Đặc khu đã chạm vào điều thiêng liêng nhất của người dân, chủ quyền quốc gia, dân tộc. Khi cảm xúc thiêng liêng bùng nổ, cũng là lúc mà những dồn nén bao năm bùng nổ theo, và điều tất yếu đã xảy ra, người dân đồng loạt xuống đường để phản đối nhà cầm quyền.
     II/ Những diễn biến chính của cuộc tổng biểu tình 10/6 và phản ứng, hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam.
     1/ Những diễn biến chính của cuộc tổng biểu tình 10/6
     Ngày 07/6/2018, tại thị trấn Phan Rí Cửa, thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã có một cuộc diễu hành nhỏ, khoảng vài ba trăm người, vừa đi bộ vừa đi xe máy để phản đối Dự luật Đặc khu. Tiếp đến, ngày 09/6, hàng chục ngàn công nhân công ty PuoYuen Vietnam thuộc khu công nghiệp Tân Tạo, Sài Gòn đã đình công phản đối Dự luật Đặc khu mà họ cho rằng đó là bán đất đai cho Trung Quốc.
     Ngày 10/6, cuộc tổng biểu tình đã diễn ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ở Hà Nội, chỉ có khảng mấy chục người diễu hành từ phố cổ, chưa ra tới trung tâm Bờ Hồ đã bị bắt. Một số người dân túc trực quanh Hồ Gươm nhưng do không thấy những gương mặt biểu tình quen thuộc, lại nhìn thấy lực lượng công an, an ninh quá hùng hậu nên đã không thể khởi phát biểu tình. Ở Nghệ An, hàng ngàn giáo dân thuộc giáo phận Vinh đã xuống đường. Cùng lúc đó là các cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận… Trong cuộc tổng biểu tình 10/6, có hai địa phương mà các cuộc biểu tình cần được trình bày đầy đủ, đó là Sài Gòn và Bình Thuận.
     Cuộc biểu tình ở Sài Gòn đã huy động được hàng chục ngàn người xuống đường phản đối Dự luật Đặc khu và An ninh mạng. Ban đầu khi số lượng người tham gia còn ít, chưa tập hợp lại được, đã có sự đàn áp của công an, cảnh sát. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, lượng người tập trung quá đông, cảnh sát đã không thể đàn áp và ngăn chặn được cuộc biểu tình. Đã có hai đến ba địa điểm đoàn người biểu tình thành công, đi thành một khối người đông đảo, cảnh sát, an ninh và mật vụ đã không ngăn cản được đoàn người. Cuộc biểu tình ở Sài Gòn có những nơi đã kéo dài tới tận đêm khuya. Một khác biệt so với các lần biểu tình trước là người dân sử dụng cả phương tiện, tức là xe máy đi cùng với dòng người đi bộ. Việc có một số người đi xe máy để thăm dò các tuyến đường tránh các lực lượng cảnh sát, công an tập trung đông đảo để giăng bẫy hoặc ngăn chặn, cắt xé đoàn biểu tình là một sáng kiến hay của người dân. Trong cuộc biểu tình lần này, ngoài việc lượng người tham gia đông đảo thì thành phần có đủ nam, phụ, lão, ấu. Điều này chứng tỏ sự đồng thuận của người dân trong cả gia đình, chứ không chỉ là những người trưởng thành, có trách nhiệm như những cuộc biểu tình trước đây. Có thể nói, cuộc tổng biểu tình ở Sài Gòn đã bùng phát và thành công bất ngờ, ngoài sự tưởng tượng của nhà cầm quyền và những người quan tâm.
     Cuộc biểu tình ở Bình Thuận, leo thang thành cuộc xung đột giữa cảnh sát và người dân bắt đầu từ thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Cuộc biểu tình ban đầu là ôn hòa, nhưng cảnh sát đã dùng hơi cay, vòi rồng, đánh đập và bắt đi một số người dân. Những người biểu tình đã tấn công lại cảnh sát và kéo đi đòi người. Theo một số nguồn tin, người dân đã không đòi được người lại bị lực lượng cảnh sát cơ động đánh tiếp. Chính vì vậy bạo động đã bùng nổ khi một số đông người bị kích động. Những người biểu tình tức giận đập phá, đốt xe và các trụ sở công quyền của tình Bình Thuận ở thành phố Phan Thiết và thị trấn Phan Rí Cửa. Có địa điểm, lực lượng cảnh sát cơ động sau mấy tiếng xung đột với người dân, thấy lực lượng chênh lệch, đã đầu hàng, cởi bỏ trang phục và được người dân phóng thích khỏi khu vực đang bị bao vậy. Cuộc biểu tình ở Bình Thuận kéo dài tới tận đêm khuya và sang ngày 11/6. Sau đó, lực lượng cảnh sát được tăng cường, người dân cũng đã giải tán. Bắt đầu một cuộc vây ráp, bắt bớ, tra tấn những người đã tham gia cuộc biểu tình biến thành bạo động ở Bình Thuận. Theo báo chí nhà nước, con số người bị bắt giữ ở Bình Thuận là trên 200 người, số người bị truy tố là gần 10 người…
     (còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét