Quốc hội Việt Nam gần đây đã thông qua một chính sách quản lý mạng, theo đó, luật An ninh mạng vừa được phê chuẩn sẽ hạn chế đáng kể quyền tự do ngôn luận, và nó sẽ tác động đến một trong số ít các kênh mà công dân sử dụng để bày tỏ ý kiến của họ: Internet.
Luật này, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, sẽ yêu cầu các công ty như Google và Facebook thiết lập máy chủ trong nước và gỡ bỏ thông tin bị coi là nói xấu chế độ trong vòng 24 giờ.
Võ Trọng Việt, người đứng đầu Uỷ ban An ninh và Quốc phòng của Quốc hội, tuyên bố rằng luật này là cần thiết cho an ninh mạng - một lập luận ngày càng được sử dụng nhiều bởi các nhà hoạch định chính sách nước ngoài. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền nhìn thấy một góc độ khác.
Mối quan ngại càng lớn khi so sánh với luật An ninh mạng của Trung Quốc, một luật biến các công ty công nghệ thành vũ khí giám sát của nhà nước trong và ngoài nước.Việt Nam có thể sẵn sàng để thực hiện những động thái tương tự.
Thành phố Hồ Chí Minh được xếp thứ 10 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet |
Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã coi việc Việt Nam thông qua luật An ninh mạng là một "cú đánh tàn khốc" cho tự do trong nước. Brad Adams, Giám đốc bộ phận châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), nói rằng luật này là "một vũ khí nữa cho chính phủ sử dụng chống lại tiếng nói bất đồng chính kiến."
Luật An ninh mạng và sự kiểm soát mạng không chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ dân số, mà là 55 triệu người Việt Nam có thể truy cập Internet. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh có số lượng người dùng Facebook cao thứ 10 trên thế giới. Do đó, luật An ninh mạng có khả năng gây khó cho phần lớn công dân Việt Nam, những người sử dụng Internet như là một phần của cuộc sống hàng ngày của họ.
Mối quan ngại về luật này cũng đã xuất hiện ở các khu vực khác. Về mặt kinh tế, luật này có thể ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam - có khả năng hạn chế cách các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Sau khi luật An ninh mạng được thông qua, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ giảm 1,3%, và đầu tư nước ngoài trong nước dự kiến sẽ giảm 3,1%. Canada đã thông báo rằng việc thông qua luật có thể làm tổn thương doanh nghiệp của Canada ở Việt Nam trong những năm tới, do các yêu cầu về đặt văn phòng tại Việt Nam.
Theo dự báo, các doanh nghiệp nhỏ và ngành công nghiệp cũng sẽ bị tổn thương bởi việc áp dụng luật này. Jeff Paline, giám đốc điều hành của Liên minh Internet châu Á, nói rằng ông rất thất vọng về việc Việt Nam thông qua luật An ninh mạng. Ông tuyên bố rằng các yêu cầu về mở văn phòng địa phương chắc chắn sẽ cản trở tham vọng cách mạng công nghiệp thứ tư của Việt Nam với mục tiêu tăng GDP và việc làm. Các doanh nghiệp nhỏ cũng bị ảnh hưởng, cả trong và ngoài Việt Nam.
Tự do kinh tế của Việt Nam là một mối quan ngại khác. Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong khi Hiệp định Thương mại Tự do với EU đang chờ được thông qua. Và, tất nhiên, Việt Nam là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Việc thông qua luật này được cho là đi ngược lại các nguyên tắc của các thỏa thuận này.
CPTPP có quy định cụ thể (Điều 14. 13) ngăn cản các quốc gia thành viên định đoạt việc “một công ty có thể được hoạt động hay không dựa trên điều kiện về địa điểm mà công ty này đặt cơ sở hạ tầng CNTT.” Luật An ninh mạng của Việt Nam có thể buộc Facebook và các công ty tương tự đặt các máy chủ của họ trong Việt Nam, và điều này có thể vi phạm các hiệp định đã ký.
Đã có nhiều rào cản đối với Việt Nam khi quốc gia này cần phải tuân thủ các điều ước từ các thỏa thuận thương mại này như CPTPP. Luật An ninh mạng còn hơn là một trở ngại lớn.
Mexico đã phê chuẩn các cam kết của mình đối với CPTPP. Các cơ quan lập pháp của Nhật Bản và Canada có thể sớm phê chuẩn hiệp ước này. Có nghĩa là các thành viên khối thương mại này đang làm việc theo hướng đưa thoả thuận trở thành hiệu lực. Ngược lại, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một luật chống lại quyền tự do của công dân và tương lai của nền kinh tế.
Nguồn: The Daily Signal
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét