Biểu tình chống 2 dự luật đặc khu và an ninh mạng.
Suốt 1 tháng nay, Dự thảo Luật
Đơn vị Hành chính - Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt
là Luật Đặc khu) đã gây nên một cơn bão phản đối trong dân chúng, khiến người
ta liên tưởng tới bầu không khí chính trị - xã hội của Việt Nam sau vụ đại thảm
hoạ môi trường thế kỷ do Formosa Hà Tĩnh gây ra hồi tháng 4 năm 2016.
Chưa bao giờ một dự luật do Chính
phủ trình ra Quốc hội lại không chỉ khiến công luận phẫn nộ mà còn khiến nội bộ
bộ máy cầm quyền chia rẽ đến thế. Dù vậy, nếu chỉ nêu lên mặt tiêu
cực của Dự luật Đặc khu thì e sẽ thiếu công bằng, bởi như người ta thường nói,
đồng xu nào cũng có hai mặt. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng
nhìn nhận những khía cạnh tích cực của dự luật đang gây bão dư luận đó.
Phơi bày dã tâm bán nước của một nhóm người
Trước hết cần phải khẳng định, Dự
luật Đặc khu là một dự luật bán nước theo đúng nghĩa đen của từ này. Mở toang cửa
ngõ đất nước để rước kẻ thù truyền kiếp vào chiếm lĩnh những vị trí đặc biệt
xung yếu về an ninh quốc phòng không chỉ trong 50 năm, 70 năm hay 99 năm, như
quy định về thời hạn cho thuê đất đặc khu, mà thậm chí đời đời kiếp kiếp (Điều
33 và Điều 34 của dự luật công nhận quyền thừa kế đối với nhà ở riêng lẻ, biệt
thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú… cho người nước ngoài) – đó
chẳng phải là một dự luật bán nước thì là gì?
Tại phiên thảo luận về Dự thảo Luật
Đặc khu hôm 16/4/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân đã nói huỵch toẹt: "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật
không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật."
Như vậy, có thể nói, dã tâm bán
nước mang tên “Dự luật Đặc khu” là ý chí của một nhóm người, hay đúng hơn là của
một số nhân vật chóp bu trong Bộ Chính trị.
Hé lộ sự can thiệp của một thực thể ngoài vòng pháp luật vào Quốc hội
Việc bà Chủ tịch Quốc hội tiết lộ
sự thật “Bộ Chính trị đã kết luận” cộng với Thông báo số 178/TB-VPCP ngày
11/5/2018 của Văn phòng Chính phủ về “Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,
Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
tại buổi họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo” (trong đó nêu rõ “…Ban Chỉ đạo trong
thời gian qua đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 21-TB/TW
ngày 22 tháng 3 năm 2017 của Bộ Chính trị…”) là cơ sở khả tín để người ta tin rằng
tài liệu mang tên Kết luận số 21-TB/TW mà “ai đó” mới tung lên lên mạng vài tuần
nay chính là văn bản của Bộ Chính trị mà Thông báo số 178/TB-VPCP đã đề cập.
Nội dung của Kết luận số 21-TB/TW
cho thấy Bộ Chính trị là thực thể quyền lực cao nhất tại Việt Nam khi nó không
chỉ “đồng ý thành lập ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” mà còn “giao Đảng
đoàn Quốc hội lãnh đạo Quốc hội xem xét thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt và quyết định thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”.
Và điều đó đã được chứng minh bằng câu phát ngôn "Bộ Chính trị đã kết luận
rồi" của bà Chủ tịch Quốc hội.
Điều 69 Hiến pháp Việt Nam năm
2013 quy định rõ: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền
lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.” Trong khi đó, cũng trong Hiến pháp
2013, người ta không hề tìm thấy một dòng nào đề cập đến cái tên “Bộ Chính trị”.
Không chỉ vậy, trong tất cả các luật do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành
từ trước tới nay cũng đều không hề có cụm từ “Bộ Chính trị”.
Điều này có nghĩa là, Bộ Chính trị
là một thực thể quyền lực nằm ngoài vòng pháp luật, tức là nằm ngoài sự điều chỉnh
của pháp luật Việt Nam hiện hành. Thật trớ trêu, chính thực thể nằm ngoài vòng
pháp luật đó trên thực tế lại có quyền can thiệp và chỉ đạo cả “cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt
Nam” (!).
Người xưa có câu: “Danh chính,
ngôn thuận.” ‘Danh’ của Bộ Chính trị không ‘chính’, nên dĩ nhiên ‘ngôn’ của nó
không ‘thuận’. ‘Danh’ không ‘chính’, ‘ngôn’ không ‘thuận’ nên nó hiếm khi (dám)
công bố những quyết định, chỉ thị hay kết luận của mình, như Kết luận số
21-TB/TW nói trên chẳng hạn. Thay vì thế, nó cứ hành xử như một thực thể quyền
lực trong bóng tối. Xã hội Việt Nam vì vậy mà ngày càng rơi vào cảnh “thượng bất
chính, hạ tắc loạn”.
Cho thấy bóng ma Trung Quốc trong một dự luật của Việt Nam
Trong bài “Ba đặc khu, ba đại hiểm
hoạ” trên VOA ngày 9/6/2018, tác giả đã chỉ ra một thực tế: chính Trung Quốc đã
“tư vấn” cho Việt Nam về chiến lược phát triển đặc khu kinh tế. Theo Cổng Thông
tin Điện tử Quảng Ninh, ngày 20/3/2014, tại thành phố Hạ Long, Ban Chỉ đạo Tổ
chức Hội thảo quốc tế tỉnh Quảng Ninh và Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế
Trung Quốc thuộc Đại học Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc) đã tổ chức cuộc hội
thảo quốc tế mang tên “Phát triển Đặc khu kinh tế - Kinh nghiệm và Cơ hội”.
Tham dự cuộc hội thảo, ngoài lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh còn có lãnh đạo các tỉnh
Khánh Hoà và Kiên Giang. Đây là cuộc hội thảo mà phía “bạn” đã quán xuyến thậm
chí đến cả vấn đề kinh phí tổ chức hội thảo.
Trong một bài viết gần đây trên
trang Bauxite Việt Nam, PGS.TS Hoàng Dũng thậm chí còn chỉ đích danh Trưởng ban
Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính chính là “tác giả” của Đề án Đặc khu Kinh tế.
Đây là nhân vật mà thời gian còn làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh từng đề xuất cho
(Trung Quốc) thuê đất với thời hạn lên tới 120 năm.
Khơi dậy lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân
Điều đặc biệt đáng ghi nhận của Dự
luật Đặc khu, và có lẽ là điều mà nhà cầm quyền Việt Nam không ngờ tới, là nó
đã khơi dậy không chỉ lòng yêu nước của người Việt trong và ngoài nước cũng như
trong và ngoài hệ thống hiện hành, mà cả ý thức trách nhiệm công dân của đông đảo
người Việt. Hàng triệu người Việt khắp nơi trên thế giới đã bày tỏ sự phẫn nộ của
mình trước dã tâm bán nước của một nhóm người bằng nhiều hình thức đa dạng: bấm
like, bình luận hoặc chia sẻ những bài viết phản đối; ký thỉnh nguyện thư phản
đối; viết bài phản đối; giương biểu ngữ phản đối… và cuối cùng là xuống đường
biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu.
Chưa bao giờ, kể từ sau năm 1975,
tại Sài Gòn có một cuộc biểu tình phản đối nhà cầm quyền rầm rộ và nhiều cảm
xúc đến vậy.
Chưa bao giờ, kể từ ngày Nam - Bắc
thống nhất, trên cả nước lại đồng loạt diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối bè
lũ Việt gian bán nước đến vậy.
Chưa bao giờ, kể từ khi chế độ cộng
sản ra đời năm 1945, có một dự luật khiến nhiều người trong bộ máy cầm quyền
không chỉ thức tỉnh mà còn mạnh dạn bày tỏ thái độ đến vậy.
Và đến thời điểm này, khi Dự luật
Đặc khu đang bị “ách lại” do gặp phải sự chống đối chưa từng thấy, hẳn nhiều
người đã không khỏi thốt lên trong lòng: “Cám ơn Dự luật Đặc khu!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét