Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

6138 - Ngân sách Việt Nam 2017 'có độ minh bạch thấp'



Việt Nam đạt 15/100 điểm trong chỉ số minh bạch ngân sách toàn cầu
Việt Nam đạt 15/100 điểm trong chỉ số minh bạch ngân sách toàn cầu của IBP-INTERNATIONAL BUDGET PARTNERSHIP
Ngân sách Việt Nam năm 2017 đạt điểm thấp về độ minh bạch công khai, theo kết quả của một khảo sát quốc tế về chỉ số minh bạch ngân sách toàn cầu.
Kết quả khảo sát Chỉ số công khai minh bạch ngân sách nhà nước (Open Budget Index) 2017 do Tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) thực hiện ở 125 quốc gia cho thấy Việt Nam đạt 15/100 điểm về độ công khai minh bạch. Mức điểm này giảm hơn so với năm 2015, khi Việt nam đạt 18/100 điểm, và đặt Việt Nam trong nhóm thứ năm trên toàn cầu - nhóm ít công khai nhất.

Cũng theo khảo sát này, Việt Nam năm 2017 đạt 7/100 về sự tham gia của công chúng và 72/100 điểm về khả năng giám sát của cơ quan lập pháp và kiểm toán.


Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội Việt Nam nói quy định pháp luật về ngân sách đã minh bạch ngang chuẩn quốc tếBản quyền hình ảnhAFP/BBC
Image captionPhó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội Việt Nam nói quy định pháp luật về ngân sách đã minh bạch ngang chuẩn quốc tế

Ngân sách VN 'chưa đạt độ minh bạch cao nhất'

Hôm 31/5, ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội Việt Nam nói ngân sách Việt Nam "không còn gì là không minh bạch nữa rồi, đã là đỉnh cao của quốc tế, đỉnh cao về minh bạch".
Một nghiên cứu viên tham gia làm khảo sát OBI ở Việt Nam từ năm 2012 cho rằng "ngân sách Việt Nam vẫn chưa được ở mức độ minh bạch cao nhất "không thể không minh bạch hơn" như lời ông Nhã nói.
"Nỗ lực phát truyền hình trực tiếp buổi thảo luận công khai về dự toán ngân sách tại kỳ họp Quốc hội là một thông lệ tốt của Việt Nam nhưng cần có cơ chế trao đổi hai chiều giữa chính phủ và người dân", TS Ngô Minh Hương thuộc Trung tâm Phát triển Hội nhập CDI , một đối tác của Tổ chức IBP tại Việt Nam, nói với BBC.
Công bố tài liệu ngân sách
Một tiêu chí quan trọng để đánh giá độ công khai minh bạch ngân sách của một quốc gia là việc công bố rộng rãi cho dân chúng các tài liệu ngân sách chủ chốt, TS Minh Hương cho biết.
Các tài liệu như bản dự thảo dự toán ngân sách trước khi trình quốc hội thông qua, báo cáo ngân sách dành cho công chúng hay báo cáo kiểm toán hàng năm cần phải được công bố kịp thời để cho công chúng có thể tham gia đóng góp ý kiến.
Việc công bố chậm các báo cáo kiểm toán hàng năm (sau ngày 30/6) cũng làm cho Việt Nam bị mất điểm về công khai minh bạch OBI, theo bà Minh Hương.


Việt Nam đạt 7/100 điểm về sự tham gia của công chúng trong chỉ số minh bạch ngân sách của IBPBản quyền hình ảnhINTERNATIONAL BUDGET PARTNERSHIP
Image captionViệt Nam đạt 7/100 điểm về sự tham gia của công chúng trong chỉ số minh bạch ngân sách của IBP

Cơ chế phản hồi cho người dân

Việt Nam chỉ đạt 7/100 điểm về sự tham gia của công chúng, bằng với Thái Lan (7/100), đứng sau Indonesia/Malaysia (22/100), và Philippines (41/100).
"Việc đăng tải dự toán ngân sách lên cổng thông tin điện tử chính phủ là chưa đủ mà cần phải có cơ chế riêng để Bộ Tài chính tiếp nhận ý kiến phản hồi và thay mặt chính phủ trả lời lại," TS Ngô Minh Hương nói với BBC.
Theo thông lệ tốt của quốc tế, đây là điểm khá quan trọng để có thể ghi điểm về độ công khai minh bạch và sự tham gia của người dân.
"Ở Việt Nam, việc các đại biểu quốc hội bị chất vấn về ngân sách trước khi thông qua một bản ngân sách cũng là một hình thức nhưng chưa đủ so với thông lệ tốt và cho bộ tiêu chí của khảo sát công khai minh bạch OBI."



"Chính phủ và Quốc hội cần có cơ chế để thu nhận ý kiến trực tiếp của người dân chứ không chỉ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hay nói cách khác là công bố hay thông báo thông tin theo cách một chiều."
"Ý kiến tham gia của những nhóm yếu thế cũng cần được xét đến vì "kết quả phân bổ ngân sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm này", TS Hương bình luận thêm.
Báo cáo 2017 của tổ chức IBP khuyến nghị Việt Nam nên có các phiên điều trần về dự thảo ngân sách hàng năm trong đó người dân và các tổ chức dân sự có thể lên tiếng.
IBP cũng khuyến khích Việt Nam có cơ chế cho công chúng hỗ trợ cơ quan kiểm toán tối cao (ở Việt Nam là Cơ quan Kiểm toán Nhà nước) để xây dựng các chương trình kiểm toán và cho công chúng tham gia vào các điều tra kiểm toán phù hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét