Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

6121 - Chân dung tỷ phú từ thiện George Soros



George Soros
Tỷ phú tài chính trở thành một nhân vật quyết định trong chính trị toàn cầu trong những năm gần đây. EPA
Doanh nhân người Mỹ gốc Hungary George Soros là một trong những nhà đầu tư tài chính nổi tiếng và từ thiện nhất thế giới.
Kiếm tiền bằng đầu cơ tài chính khôn ngoan, ông đã chi hàng tỷ tiền riêng của mình tài trợ cho các dự án nhân quyền và dự án kinh doanh dân chủ tự do trên khắp thế giới. Trong những năm gần đây, việc tài trợ đó đã biến ông thành mục tiêu của những người theo chủ nghĩa dân tộc và dân túy trên thế giới, những người cho rằng ông là kẻ thao túng hàng đầu của nền dân chủ. Phần lớn những lời chỉ trích nhằm vào người đàn ông 87 tuổi này bị lên án là hàm ý bài Do Thái.

Những năm đầu

Sinh năm 1930 tại Budapest trong gia đình có cha là một luật sư Do Thái, để sống sót khi Đức Quốc Xã chiếm đóng Hungary, ông và gia đình đã đi trốn và phải kiếm giấy tờ để giả cải đạo.
Ông nhập cư đến Anh năm 17 tuổi, học để lấy bằng cử nhân, rồi tiến sĩ ở Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE) trong khi vẫn kiếm sống bằng nghề khuân vác ở ga tàu và chạy bàn trong quán bar.
Trong thời gian này, ông đã theo học triết gia Karl Popper, người nổi tiếng vì kêu gọi các nền dân chủ tự do Phương Tây đoàn kết lại trong những năm hậu chiến.
Khái niệm "Xã hội Mở" của Popper ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và sự nghiệp tài chính của Soros.

Sự nghiệp đầu tư

Sau khi đã đi làm trong ngân hàng đầu tư ở London, ông sang Hoa Kỳ năm 1956 định cư.
Ông đã làm việc cho nhiều công ty ở New York, trước khi lập quỹ đầu tư rủi ro của riêng mình năm 1970.
Quỹ đầu tư Soros Fund Management, sau trở thành Quỹ Quantum, được biết đến như nguồn đầu tư mạnh và mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.
Công ty đạt được sự nổi tiếng về đầu cơ ngắn hạn và linh hoạt của mình trên thị trường tài chính toàn cầu.
Thành công này đã biến Soros thành một trong những người giàu nhất thế giới và củng cố danh tiếng của ông như một huyền thoại trong thị trường đầu tư.


SorosBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổ chức Do Thái lớn nhất của Hungary gán mác chiến dịch tuyên truyền là "độc hại"

Ông được biết đến là "người đánh sập Ngân hàng Trung ương Anh" vào tháng 9/1992, khi ông kiếm được khoảng một tỷ bảng tiền cược trong cú đầu tư đánh vào đồng tiền của Anh Quốc.
Ngày 16/9 năm đó được gọi là "Ngày thứ Tư đen tối": Bộ Tài chính Anh nhanh chóng mất hàng tỷ dự trữ, buộc phải rút đồng bảng ra khỏi Hệ thống Tỷ giá Hối đoái Châu Âu (ERM).
'Canh bạc' đầu tư này có lẽ là nổi tiếng nhất của ông Soros, củng cố danh tiếng của ông là nhà đầu tư tiền tệ hàng đầu thế giới.
Sự chuyên tâm về tài chính của ông sau này đã dẫn đến cáo buộc rằng ông đã giúp gây ra cuộc khủng hoảng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 khi đồng bath Thái sụp đổ, gây ra ảnh hưởng tài chính lên toàn khu vực.
Vào thời điểm đó, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã chỉ trích "những kẻ trục lợi vô đạo đức" và kêu gọi cấm giao dịch tiền tệ "vô đạo đức".
Soros đã thu hút sự giận dữ của ông nói riêng, nhưng các nhà đầu cơ khác thậm chí còn đặt cược mạnh hơn lên đồng bath của Thái Lan so với công ty của ông.

Công việc từ thiện

Nhà quản lý quỹ phòng hộ bắt đầu xa rời việc kiểm soát công ty hàng ngày trong những năm 1980 và 1990, thay vào đó ông để tâm nhiều hơn đến đầu tư từ thiện.
Kể từ khi bắt đầu trao học bổng cho sinh viên da đen trong thời kỳ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, ông đã chi hàng tỷ đô la ủng hộ các dự án thị trường tự do tiến bộ trên khắp thế giới.
Ông tập trung vào việc mở cửa trao đổi văn hóa với Đông Âu trong sự giai đoạn sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, trước khi mở rộng đầu tư sang các khu vực khác trên thế giới.
Quỹ Xã hội Mở (OSF) của ông Soros hiện có chương trình tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, và 37 văn phòng khu vực.
Quỹ này cho biết trọng tâm của nó là xây dựng "các nền dân chủ mạnh mẽ, cởi mở và khoan dung, nơi chính phủ chịu trách nhiệm và mở rộng tham gia cho mọi người".
Năm 2017, khi ông được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu thứ 29 trên thế giới, có tin rằng ông đã chuyển 18 tỷ đô la Mỹ, ước tính 80% tài sản cá nhân của ông vào quỹ.
Theo trang web của ông, mục tiêu của ông là sử dụng sự độc lập tài chính của mình để giải quyết một số "vấn đề khó khăn nhất" của thế giới.
OSF tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến nhân quyền trên khắp thế giới, bao gồm các chiến dịch ủng hộ quyền của giới đồng tính và quyền của Giáo hội Công giáo Roma.


SorosBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionQuỹ của ông hiện là tổ chức từ thiện lớn thứ hai ở Mỹ - sau quỹ của nhà sáng lập Microsoft Bill Gates

Chính trị và chỉ trích

Ông Soros vẫn rất lên tiếng về kinh tế thế giới và chính trị toàn cầu. Điều này gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ từ các chính trị gia dân tộc thế kỷ 21, những người mô tả ông như một kẻ đe dọa thuộc cánh tả.
Tại châu Âu, ông công khai chỉ trích việc xử lý cuộc khủng hoảng nợ euro, trong khi ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng di cư ở khu vực, ông cam kết ủng hộ hào phóng cho các nhóm hỗ trợ người di cư.
Chính sách này đã dẫn ông tới xung đột với Thủ tướng Viktor Orban ở quê hương của mình.
Chính phủ Hungary thậm chí còn tài trợ cho việc phân phối các áp phích lớn lăng mạ giới tài phiệt vào năm 2017.
Quỹ của ông Soros cuối cùng quyết định rút văn phòng của mình khỏi Hungary, nói nguyên nhân là do môi trường ở đây "ngày càng hà khắc".
Quỹ của ông cũng quyên tặng hàng trăm ngàn bảng Anh cho nhóm Best for Britain, nhằm ngăn cản Anh ra khỏi EU. Hỗ trợ này đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của những người ủng hộ Brexit, các nhà vận động và báo chí trong nước.
Năm 2015, quỹ bị cấm ở Nga, bị cho là "không được hoan nghênh" vì rủi ro và bị cho là "nguy hại" cho an ninh và hiến pháp Nga.

Tấn công và âm mưu

Ông Soros là nhà tài trợ lớn cho Đảng Dân chủ Hoa Kỳ.
Ông ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống của Barack Obama và Hillary Clinton, và cũng gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "một kẻ mạo danh".
Những người theo chủ thuyết âm mưu và các trang web cánh hữu tại Mỹ cáo buộc ông Soros đã bí mật sắp đặt và tạo dựng một loạt sự kiện gần đây trong chính trị Mỹ và toàn cầu.
Họ cáo buộc ông tham gia vào việc tuyển dụng quần chúng cho phong trào Phụ nữ Tuần hành chống Trump (anti-Trump Women's March) và thậm chí gây ra bạo lực ở Charlottesville để hạ uy tín của phe hữu của đất nước.
Những âm mưu và tin tức bất lợi như vậy nhắm vào việc của quỹ của ông thường bị cáo buộc là bài Do Thái, phản ánh lại các thuyết âm mưu của Đức quốc xã về việc các chủ ngân hàng người Do Thái có âm mưu thiết lập "trật tự thế giới mới".


George SorosBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionGeorge Soros bên người vợ thứ ba là bà Tamiko Bolton

Cuộc sống cá nhân

George Soros kết hôn ba lần.
Ông có hai con trai và một con gái với người vợ sinh ra ở Đức, bà Annaliese Witschak, người mà ông kết hôn vào năm 1960.
Hai người ly dị năm 1983, sau đó ông cưới người vợ thứ hai, bà Susan Weber.
Họ sống với nhau đến năm 2005, và có hai con.
Ông kết hôn với người vợ thứ ba là bà Tamiko Bolton - 42 tuổi - vào năm 2013.
Không liên quan đến quỹ đầu tư và từ thiện, ông Soros cũng đã đầu tư vào các đội thể thao trên khắp thế giới.
Năm 2012, có tin báo cáo rằng ông đã mua một cổ phần thiểu số đáng kể của đội bóng đá Anh Manchester United.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét