“Cú bấm nút thông qua Luật an ninh mạng có thể là tiếng chuông báo hiệu chấm hết mối quan hệ giữa chính quyền và người dân trong giai đoạn thoái trào của chế độ. Nút bấm thông qua Luật đặc khu sẽ là phát pháo kết thúc vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN vì dù có dùng sức mạnh để níu giữ quyền lực thì Đảng CSVN chắc chắn sẽ phải đối mặt với cuộc hồi tố về tính chính danh của cả Đảng, Quốc hội và cả Chính phủ”
Lịch sử là dấu mốc các sự kiện đã chuyển hóa, thay đổi theo thời gian. Các thể chế chính trị của nhân loại cũng theo dòng lịch sử mà hình thành, tịnh vượng rồi suy tàn để nhường chỗ cho một giai đoạn mới. Nền chính trị Việt Nam sau gần 80 năm dưới chế độ Chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn bi hùng, đậm nét về kiểu phát triển chậm tiến tương tự như các nước phe CNXH của cộng sản khác và khá giống với văn hóa chính trị Phi châu.
Chính trị Việt Nam giống các nước phe cộng sản bởi chung ý thức hệ chính trị, chung đường lối lãnh đạo bởi những ý tưởng hoang đường và ý chí tàn ác bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Giống văn hóa chính trị của Phi châu bởi sự chậm lụt về mặt nhận thức chính trị của số đông dân chúng. Nó khiến cho các thay đổi chính trị thực chất chỉ là thay đổi bộ máy quyền lực. khi quyền lực chuyển từ nhóm cầm quyền này sang nhóm cầm quyền khác thì người dân lập tức quay về an phận với vị trí thần dân, tuân phục vô điều kiện cho đến khi bị bộ máy cầm quyền ấy đẩy vào đường cùng, bị lợi dụng bởi một nhóm tham vọng quyền lực khác mới chịu thay đổi vào sự hình thành bộ máy quyền lực mới. Đói nghèo và lạc hậu luôn là tất yêu với vòng quay bị xâu xé bởi các nhóm quyền lực thay nhau vơ vét là điều đương nhiên.
Chính trị Việt Nam giống các nước phe cộng sản bởi chung ý thức hệ chính trị, chung đường lối lãnh đạo bởi những ý tưởng hoang đường và ý chí tàn ác bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Giống văn hóa chính trị của Phi châu bởi sự chậm lụt về mặt nhận thức chính trị của số đông dân chúng. Nó khiến cho các thay đổi chính trị thực chất chỉ là thay đổi bộ máy quyền lực. khi quyền lực chuyển từ nhóm cầm quyền này sang nhóm cầm quyền khác thì người dân lập tức quay về an phận với vị trí thần dân, tuân phục vô điều kiện cho đến khi bị bộ máy cầm quyền ấy đẩy vào đường cùng, bị lợi dụng bởi một nhóm tham vọng quyền lực khác mới chịu thay đổi vào sự hình thành bộ máy quyền lực mới. Đói nghèo và lạc hậu luôn là tất yêu với vòng quay bị xâu xé bởi các nhóm quyền lực thay nhau vơ vét là điều đương nhiên.
Hình ảnh biểu tình trước dinh độc lập ngày 10.06 |
Sau gần 80 năm cầm quyền, bề nổi là một chế độ duy nhất nhưng nền chính trị cộng sản chủ nghĩa ở Việt Nam luôn mang đậm dấu ấn cá nhân không khác gì với mô hình chính trị thời phong kiến. Toàn cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam trong suốt gần 80 năm đó có thể tóm tắt tựu trung lại là các thử nghiệm quản lý theo ý chí của nhóm lãnh đạo thay thế nhau được che giấu bởi cái vỏ bọc “bầu cử” giả tạo. Trong thời kỳ mới hình thành, hòa chung với phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa toàn thế giới. thời kỳ Đảng CSVN dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh có thể nói là thời kỳ được dân tin tưởng nhất trong lịch sử của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Điều dó không hẳn là do bộ máy chính trị lúc đó tốt hay hoàn hảo mà nó đơn giản là một logic tự nhiên mà hầu hết các triều đại khi mới nổi lên đều nhận được. Chính yếu tố bang quan chính trị, tâm lý “buông tay” của đa số người dân chỉ muốn bình yên để làm ăn sau chiến tranh, không quan tâm tới quyền lực nhà nước và thể chế chính trị khiến xã hội Việt Nam dễ dàng chìm đắm trong các tuyên truyền kiểu thần thánh hóa. Tâm lý bàng quan chính trị của người dân vô tình giúp chính quyền cộng sản nhanh chóng đi vào ổn định quyền lực. Cuộc cải cách ruộng đất đã là cái cớ dẫn đến vai trò thực sự của ông Hồ Chí Minh cùng các học trò thân tín nhanh chóng phải nhường chỗ cho phe nhóm mới giành được lấy quyền lực. Tiếp tục hoàn thành mục tiêu thống lĩnh quyền lực trên cả hai miền nam bắc. Cuộc chiến Bắc-Nam kết thúc năm 1975 tiếp tục cho bộ máy chính quyền thêm một vầng hào quang giả tạo dù để lại không ít đau thương nếu không nói là bi thảm trong lịch sử dân tộc.
Sau khi thống nhất. cuộc cải tạo công thương nghiệp sau 1975 thực chất là một cuộc chiến nhằm thâu tóm những của cải còn sót lại sau chiến tranh vào tay nhà nước. Chính thức hình thành mô hình XHCN trên toàn nước Việt Nam. Mất 5 năm củng cố chế độ và 25 năm cho cuộc chiến thống nhất đất nước. Bộ máy cầm quyền của Đảng CSVN đã không có thời gian để biết được những kinh nghiệm thật sự cần thiết của mô hình nhà nước chủ nghĩa cộng sản của các nước khác. Thành trì của CNCS sụp đổ chỉ hơn chục năm sau khi Đảng CSVN giành được trọn quyền ở Việt Nam. Nội bộ Đảng CSVN bị phân hóa và chi phối nặng nề cả về quan điểm chính trị và mục tiêu quản lý xã hội dưới ảnh hưởng tác động từ tình hình chính trị thế giới,
Về chính trị, trước thực tế sụp đổ toàn bộ hệ thống XHCN trên thế giới. Học thuyết cộng sản đương nhiên không thể còn đủ thuyết phục ngay chính trong nội bộ Đảng nhưng việc tìm kiếm một mô hình chính trị mới lại gặp cản trở lớn bởi bộ máy nhân sự thiếu tầm vóc và trình độ cần thiết dẫn đến Đảng CSVN bắt buộc phải duy trì danh nghĩa Chủ nghĩa xã hội và cả hình tượng Hồ Chí Minh như một bức bình phong trên con đường tồn tại. Tuy nhiên, sự giao thoa về văn hóa, chính trị trong thời đại công nghệ và internet đã khiến bức bình phong ngày cảng mỏng manh. Khó lòng thuyết phục và đứng vững chỉ bằng tuyên truyền mị dân cho xã hội.
Về mục tiêu. Sự đỗ vỡ trong nhận thức chính trị dẫn đến sự phân hóa mạnh mẽ, hình thành và tạo nên mâu thuẫn giữa các nhóm theo khuynh hướng khác nhau. Phe bảo thủ do thiếu kiến thức vĩ mô thì không dám từ bỏ bức bình phong chính trị ngày càng rệu rã. Phe lợi ích hình thành từ nhóm các quan chức vốn thực chất không còn coi trọng lý tưởng cộng sản, nhưng lại bị cản trở bởi phe bảo thủ nên quay sang tìm mọi cách vơ vét cho bản thân. Việc giàu lên nhanh chóng của phe lợi ích tiếp tục kéo theo thành phần trong phe bảo thủ cũng lao theo mục tiêu lợi dụng quyền lực để trục lợi, dẫn đến nạn tham nhũng ngày càng nặng nề, không thể kiểm soát khi không còn phe nhóm nào đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.
Tuy bề ngoài, các nhóm vẫn hợp tác với nhau vì mục tiêu duy trì quyền lực, nhưng các mâu thuẫn và tác động từ xã hội cả trong lẫn ngoài ngày càng nặng nề đã dẫn đến cuộc thay máu bằng phong trào “chống tham nhũng” do đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu năm 2016 đến nay. Quan sát và phân tích những gì xung quanh cuộc chiến chống tham nhũng. Thực tế đã cho thấy rằng nó thực tế chỉ là cuộc chiến tranh giành quyền lực. Tiếp tục rơi vào vòng xoáy cũ là chỉ nhằm thay đổi phe nhóm trong chế độ. Việc thay thế quyền lực và chuyển giao lợi ích giữa các phe nhóm cũ mới nhìn thấy khá rõ qua rất nhiều vụ án lớn: Vụ thanh tra mỏ Núi Pháo dẫn đến em trai của Chủ tịch nước Trần Đại Quang thay thế lãnh đạo cũ vốn là sân sau của con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dư luận cũng đồn đãi việc liên quan cá nhân ông Trần Đại Quang với Phan Anh Vũ (Vũ nhôm) ở Đà Nẵng và hàng loạt vụ án trong Bộ công an liên quan nhiều tướng lĩnh đều vốn là thủ hạ của ông Quang trước khi lên làm Chủ tịch nước ít nhiều chỉ ra sự xác tín là các lợi ích liên quan mỏ Núi Pháo, Mỏ vàng Văn Bàn (Lào Cai); Các công ty bình phong làm kinh tế của Bộ công an… đã nhanh chóng thay chủ khác chỉ sau một thời gian ngắn mới đổi chú cho thấy có sự liên quan nào đó về tranh chấp chính trị ở thượng tầng. Sự nhùng nhằng trong vụ án AVG của Mobiphone; một số đại án ngân hàng liên quan Bộ tài chính.. cũng phản ánh mối nghi ngờ đang có những thế lực “bí mật” đúng sau những cuộc đấu tuy âm thầm nhưng vô cùng quyết liệt. Việc bàn tay nào đó gần như ngay lập tức phủ bóng lên các dự án đội vốn hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ ở Ninh Bình cho thấy rõ ràng, vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng thực chất cũng chỉ là hình tượng bề nổi của phe đang có ý đồ dẫn dắt và thâu tóm toàn bộ quyền lực trong chính trường Việt Nam.
Việc Đảng CSVN bất ngờ đưa ra hai dự luật gây tranh cãi dữ dội là Luật An ninh mạng và Luật đặc khu được chính ông Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân công khai ra chỉ lệnh ban hành cho thấy phe đang muốn thâu tóm quyền lực đã chọn giải pháp ngả hẳn về phía Trung quốc hòng tranh thủ sự hỗ trợ của Trung quốc để hoàn thành mục tiêu nắm quyền hoặc chính phe này đã nhận được sự hỗ trợ của Trung quốc từ trước để đi chung con đường theo chính sách mà Trung quốc đã đề ra.
Mâu thuẫn và tranh cãi về hai luật nói trên bùng nổ đến mức mà có lẽ chính ông Trọng và phe cánh của mình cũng không thể ngờ tới. Điều đó là minh chứng về khả năng kỹ trị quá yếu kém nên đã quá chủ quan khi nghĩ rằng cuộc chiến chống tham nhũng đã tạo được niềm tin trong nhân dân. Bước đi lộ liễu và thiếu tính toán này đã khiến chút lòng tin vừa được khơi dậy không những mất đi sạch sẽ mà còn đẩy chế độ đến sự đối nghịch với lợi ích quốc gia, lợi ích người dân khi nó tổn thương tới mọi ngóc ngách trong đời sống xã hội. Câu chuyện thị trường chúng khoán mỗi ngày mất đi mấy tỷ dolar Mỹ sau khi phê chuẩn Luật an ninh mạng rơi đúng vào bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng rút khỏi khu vực vì bất ổn liên quan cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Chính Luật An ninh mạng và dự luật đặc khu đã đẩy xu hướng này phản ứng nhanh hơn. Sự tổn thương về kinh tế chắc chắn sẽ còn nặng nề hơn khi Luật đặc khu được đưa ra trong tháng 10 tới đây. Không có cơ sở nào cho thấy nhà nước có đủ khả năng chịu đựng được thiệt hại kinh tế trong tình cảnh nợ nần chồng chất như hiện nay.
Chính sách ngả về Trung quốc, bẫy nợ và sự gia tăng hoạt động quân sự lấn chiếm Biển Đông của Trung quốc sẽ đẩy bộ máy chế độ đi vào quẫn bách mà biểu hiện trấn áp dã man các cuộc biểu tình vừa qua là minh chứng sự bế tắc nghiêm trọng, không dễ gì tháo gỡ ngay cả với tầm quản lý Cú bấm nút thông qua Luật an ninh mạng có thể là tiếng chuông báo hiệu chấm hết mối quan hệ giữa chính quyền và người dân trong giai đoạn thoái trào của chế độ. Nút bấm thông qua Luật đặc khu sẽ là phát pháo kết thúc vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN vì dù có dùng sức mạnh để níu giữ quyền lực thì Đảng CSVN chắc chắn sẽ phải đối mặt với cuộc hồi tố về tính chính danh của cả Đảng, Quốc hội và cả Chính phủ. Người dân sẽ căn cứ cuộc bầu cử mà thực chất là cuộc chuyển giao giữa “người mãn nhiệm bầu cho người lên thay” một cách trơ tráo năm 2016 để làm nền tảng đấu tranh. Khidanh nghĩa lãnh đạo của chế độ đã bị người dân phanh phui và phủ nhận thì không cách gì chế độ có thể tồn tại.
Rất khó có khả năng để Đảng CSVN lùi bước để thay đổi trước khi quá muộn vì rất có thể đường lui đã bị chặn lại bởi một âm mưu quyền lực ghê gớm hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét