Liệu thượng đỉnh Mỹ - Triều, nếu có, có thể chấm dứt các cuộc thử hỏa
tiễn của Bình Nhưỡng?
Như mọi người đã biết, ngày
24/5/2018 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bất ngờ cho công bố Thư gửi Chủ tịch
Bắc Triều Tiên Kim Jong Un báo hủy cuộc họp dự trù tại Singapore vào ngày
12/6/2018, sau khi Bình Nhưỡng nhiều lần hăm dọa rút lui vì điều mà họ xem là
những phát biểu đối đầu của giới chức Mỹ yêu cầu Triều Tiên đơn phương giải giới
vũ khí hạt nhân Thế nhưng lời lẽ hòa dịu tương kính và nội dung bức thư cùng với
phản ứng hòa dịu sau đó của Bắc Triều Tiên cho thấy cánh cửa hội nghị Thượng đỉnh
Mỹ-Triều vẫn mở và có triển vọng tái tục.
Thế rồi biến chuyển dồn dập, rất
nhanh các sự kiện xẩy ra sau ngày 24/5 giữa các bên cho thấy triển vọng tái tục
Thượng đỉnh Mỹ-Triều vào ngày 12-6 tại Singapore có thể thành sự thật.
Về phía Hoa Kỳ, ngày 25/5 Tổng thống
Mỹ Donald Trump tỏ ý cho thấy có khả năng họp thượng đỉnh ngày 12/6 với lãnh tụ
Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra; Ý tưởng này được đưa ra chỉ một ngày sau khi
ông tuyên bố hủy họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều vì thái độ thù nghịch công khai của
Bình Nhưỡng.Ông Trump ngụ ý rằng có thể cứu vãn cuộc họp này sau khi hoan
nghênh giọng điệu hòa giải từ Triều Tiên khi Bình Nhưỡng nói rằng vẫn mở ngỏ
cho các cuộc đàm phán.Tổng thống Trump nói trước các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc
“Lời lẽ họ đưa ra rất tử tế,”; rằng “Chúng ta sẽ chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra,
thậm chí có thể giữ đúng ngày 12.”. Rồi Ông nhấn mạnh “Chúng tôi đang thảo luận
với họ. Họ rất muốn họp. Chúng tôi cũng muốn họp,”.
Một ngày sau, hôm 26/5 Tổng thống
Trump nói thêm rằng ông vẫn xem xét ngày tổ chức hội nghị thượng đỉnh là 12/6 ở
Singapore, và các cuộc đàm phán đang diễn ra tốt đẹp. Trong cùng ngày, Thư ký
báo chí Tòa Bạch Ốc Sarah Huckabee thông báo cho biết: “Đoàn tiền trạm sơ bộ của
Tòa Bạch Ốc chuyên trách Singapore sẽ lên đường như đã định để chuẩn bị trong
trường hợp cuộc gặp thượng định vẫn diễn ra”. Tạp chí Politico trước đó đưa tin
rằng một đoàn tiền trạm gồm 30 quan chức Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao đã chuẩn
bị lên đường vào cuối tuần này.
Hôm 27/5 Reuters dẫn lại tờ
Washington Post cho biết rằng ông Sung Kim, cựu đại sứ Mỹ ở Hàn Quốc và là người
từng đàm phán về hạt nhân với Bắc Triều Tiên, dẫn đầu phái đoàn Mỹ đã vượt lằn
ranh phân chia hai miền Triều Tiên ở khu phi quân sự để sang Bắc Triều Tiên đàm
phán nhằm chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh giữa Bình Nhưỡng và Washington. Ông
đã cùng với bà Allison Hooker, chuyên gia về Bắc Triều Tiên trong Hội đồng An
ninh Quốc gia Mỹ, vượt lằn ranh quân sự sang Bắc Triều để đàm phán với Thứ trưởng
Ngoại giao Choe Son Hui. Tin cho hay, các cuộc gặp dự kiến sẽ tiếp tục vào ngày
28/5 và 29/5, với trọng tâm là chương trình hạt nhân của Bắc Triều.
Về phía bắc Triều Tiên, trước diễn
biến trên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết rằng nguyên thủ Bắc Triều
Tiên Kim Jong Un đã tái khẳng định cam kết tham dự cuộc họp đã định với Tổng thống
Mỹ Donald Trump, cũng như việc phi hạt nhân hóa “toàn diện” bán đảo Triều
Tiên.Ôn Moon khẳng định điều này, vì trong cuộc gặp bất ngờ hôm 26/5 ,ông Moon
và lãnh đạo Bắc Triều Tiên cùng cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ và Bắc Hàn phải
được tổ chức,
Người ta được biết, ngày 26/5 đã
có một cuộc gặp bất ngờ giữa Tổng thống Nam Hàn Moon và lãnh đạo Bắc Triều Tiên
Kim tại Bàn Môn Điếm trong vùng phi quân sư phân chia hai miền Bắc Nam từ 65
năm qua (1953-2018). Đây là cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai, sau cuộc gặp ngày
27-4 giữa hai nhà lãnh đạo Bắc-Nam Triều Tiên.Ông Moon nói trong một cuộc họp
báo ở Seoul hôm 27-5: “Chủ tịch Kim và tôi đồng ý rằng cuộc gặp thượng đỉnh
ngày 12/6 nên được tổ chức một cách thành công, và rằng nỗ lực về việc phi hạt
nhân hóa và hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên không nên ngưng lại”.Trong
khi đó, một tuyên bố từ hãng thông tấn KCNA của Bắc Triều Tiên nói rằng ông Kim
đã bày tỏ “thiện chí không suy suyển” về khả năng gặp ông Trump như hoạch định
trước đó.
Hãng thông tấn Reuters nhận định
rằng cuộc gặp giữa lãnh đạo Nam và Bắc Triều Tiên là bước ngoặt mới nhất trong
một tuần nhiều biến động về ngoại giao liên quan tới cuộc gặp chưa có tiền lệ
giữa Mỹ và Bắc Hàn; và cũng là một chỉ dấu rõ ràng nhất cho thấy lãnh đạo Bắc
Hàn và Hàn Quốc quyết tâm đóng góp để cuộc họp thượng đỉnh diễn ra theo đúng kế
hoạch.
Trong khi đó, Trung Quốc, nước mà
chúng tôi cho là tác giả kiêm đạo diễn từ kịch bản thử nghiệm vũ khí hạt nhân
và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên để hù dọa, đến kịch bản cho Bắc Triều
Tiên chủ động đề nghị các cuộc hội nghị Thượng đỉnh Liên Triều và Mỹ-Triều để
thành đạt ý đồ thủ lợi riêng, thì Bộ Ngoại giao nước này đã viết trong thông
cáo gửi cho Reuters hôm 27/5 rằng Bắc Kinh “thực sự” hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh
có thể diễn ra theo kế hoạch và sẽ thành công, đồng thời lặp lại lời kêu gọi
hai bên kiên nhẫn cũng như thể hiện thiện chí.(có thể chỉ là động tác giả nhân
giả nghĩa để che đậy cho ý đồ thủ lợi mà thôi)
Như vậy đã gần như chắc chắn cuộc
họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ được tái tục và sẽ diễn ra vào ngày Thứ Ba
12-6-2018 tại đệ tam quốc gia Singapore như các bên dự hoạch. Chung cuộc này có
được là vì đã đến lúc các bên đều đã lên đến “đỉnh cao của sự thách đố” cần xuống
thang để tránh đẩy nhau vào chân tường có thể đưa đến một cuộc chiến tranh hủy
diệt.. Vì thế mà Tổng thống Trump viết trong thư gửi cho Chủ tịch Kim như trả lời
cho thách thức, hù dọa mới nhất của Bình Nhưỡng, rằng “ Ngài nói về khả năng hạt
nhân của nước ngài, nhưng [năng lực] của chúng tôi cũng thực sự lớn và mạnh tới
mức tôi cầu Thượng đế rằng chúng sẽ không bao giờ được sử dụng….”. Do đó, vì lợi
ích của hai quốc gia, tránh gây tổn hại cho thế giới, đôi bên đều có lợi, mà
Thượng đỉnh là cơ hội hiếm hoi có thể thỏa mãn được những nhu cầu thiết yếu đó.
Những nhu cầu thiết yếu, các bên
đều có lợi đó là gì, hiện tại người bang quan chỉ có thể suy đoán phần nào, cụ
thể và rõ nét chúng ta vẫn phải chờ xem để biết, không chỉ sau hội nghị Thượng
đỉnh chóng vánh đôi ba giờ trong ngày 12-6 tới đây, mà còn phải tiếp tục theo
dõi những gì biến chuyển tiếp theo sau Thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo tối cao
Hoa Kỳ Donald Trump và Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét