HÀ TƯỜNG CÁT, Người Việt(Theo Stratfor, VOA, Business Insider)
Các quan sát viên chính trị quốc tế đang tập trung mọi sự chú ý đến Hội Nghị kỳ 3 Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 18 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, sắp họp trong 3 ngày từ 9 tháng 11 và chờ đợi những chủ trương cải cách sẽ được đề ra qua hội nghị này.
Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 18 đảng Cộng Sản Trung Quốc gồm 205 ủy viên chính thức và 167 ủy viên dự khuyết được bầu trong Đại Hội Đảng hồi tháng 12 năm ngoái với nhiệm kỳ 5 năm. Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương bình thường họp một lần mỗi năm trừ năm đầu tiên. Kỳ 1 nhằm bầu lên ban lãnh đạo mới của đảng, kỳ 2 chú trọng đến vấn đề nhân sự và xây dụng đảng.
Hội nghị kỳ 3 lần này quan trọng và được chú ý vì người ta tin rằng ban lãnh đạo sẽ đề ra chính sách và đường lối mới, có thể so sánh với hội nghị kỳ 3 Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 11 vào tháng 12 năm 1978 khi Đặng Tiểu Bình đưa ra chủ trương mở cửa và đổi mới.
Roger Baker và John Minnich, chuyên gia Á Châu- Thái Bình Dương của Stratfor, trong một bài viết trên tạp chí GeoPolitical Weekly tuần này cho rằng ban lãnh đạo Trung Quốc đang trong tình thế không có phương cách nào khác hơn là phải cải tổ mô hình chính trị kinh tế xã hội, đã áp dụng qua nhiều năm và nay đi đến khúc cuối đường không còn thích hợp nữa.
Chủ Tịch Tập Cận Bình cần vạch ra những nét căn bản về cải cách để làm cốt lõi cho việc hoạch định chính sách trong 5 năm tới. Đường hướng của Tập có thể quyết liệt như Đặng Tiểu Bình trước đây hay chỉ đáng thất vọng như là Hồ Cẩm Đào, người ta chưa thể biết trước được. Nhưng có một điều chắc chắn là nó sẽ được thi hành. Mô hình phát triển kinh tế hiện nay của Trung Quốc do Đặng đề ra từ hơn ba thập niên trước đã đi qua cao điểm và đến nay không còn có thể tiếp tục theo đuổi nữa. Rộng hơn, mô hình chính trị và xã hội cũng cần phải có những chuyển đổi.
Dù muốn dù không, Tập Cận Bình cũng phải hiểu là Trung Quốc đã đi tới một ngã ba đường. Ông ta không thể có chọn lựa nào khác hơn là phải đưa ra những quyết định thích hợp với tình thế, nếu không muốn để cho Trung Quốc lâm vào những hoàn cảnh rối ren phải tạm thời chữa trị bằng hết biện pháp vá víu này tới vá víu khác mà không có được một chiến lược dài hạn. Nói cách khác, bắt buộc phải có những cải cách sâu rộng.
Nhưng cải cách, hiểu theo nghĩa của Trung Quốc, không có nghĩa là đi theo khuôn mẫu dân chủ Tây Phương, và không thể nhanh chóng dút khoát. Ngay chính đường lối mở cửa và đổi mới của Đặng Tiểu Bình cũng đã xác định rằng theo định hướng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Như vậy cải cách mà Tập Cận Bình có thể đưa ra không ngoài việc xác lập lại mối liên hệ giữa Đảng, nền kinh tế và nhân dân, theo đường lối duy trì và củng cố được quyền lực trung ương.
Hoàn thành mục tiêu đó đòi hỏi phải gia tăng sự hữu hiệu của guồng máy đảng và nhà nước; sửa đổi tổ chức và luật lệ hoạt động cho những công ty, xí nghiệp, cơ quan thương mại; tôn trọng quyền và trao phó trách nhiệm cho công dân. Mặc dầu tất cả những nhu cầu ấy có thể làm nhẹ bớt vai trò can dự của đảng trong một số lãnh vực nhất định, nhưng như thế không có nghĩa là làm suy giảm quyền lực Đảng trên toàn bộ.
Nhìn lại thời đại Đặng Tiểu Bình. Năm 1978 Mao Trạch Đông mới chỉ chết hai năm trước đem theo những trụ cột của cuộc cách mạng vô sản. Trung Quốc trong tình trạng rối loạn chưa khắc phục được hậu quả của những đổ vỡ do Cách Mạng Văn Hóa gây ra về mặt tinh thần cũng như cho nền kinh tế quốc dân. Người ta cho rằng nếu nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc sụp đổ vào thời điểm ấy thì cũng không phải là chuyện đáng ngạc nhiên.
Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Đặng Tiểu Bình phục hồi được vị trí cá nhân của mình và trở thành nhà lãnh đạo tối cao dù trong thực tế ông ta không có một chức vụ chính thức hàng đầu. Đặng cùng một số đồng sự của ông ta đã dẹp tan những phe phái phân hóa trong đó có Bè Lũ 4 Tên (Tứ Nhân Bang), tạo lập được nền tảng ổn định về chính trị, xã hội và nền kinh tế mới. Kết quả là Trung Quốc vượt qua sự sụp đổ của Liên Xô kéo theo toàn thể khối Cộng Sản và tiến qua thế kỷ 21 với vai trò cường quốc hàng đầu thế giới.
Một trong những thành tích đáng kể mà Đặng cống hiến cho đảng Cộng Sản Trung Quốc là sự cải đổi mô hình lãnh đạo Đảng – Nhà Nước. Từ khi thành lập nước Cộng Hòa Trung Quốc năm 1949, Đảng Cộng Sản vẫn là trung tâm độc chiếm quyền lãnh đạo. Mao Trạch Đông với vị trí Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng là lãnh tụ nắm quyền lực tối cao cho đến khi ông ta chết năm 1976 mặc dù đã trải qua rất nhiều sai lầm vấp váp nặng nề trong việc lãnh đạo đất nước rộng lớn và đông dân nhất thế giới.
Đặng không theo cách đó, ông ta không để chính mình trở thành nhà lãnh đạo tối cao độc tôn, xây dựng Đảng bằng mô thức tập thể lãnh đạo, phân định vai trò lãnh đạo Đảng với Chủ Tịch Nhà Nước. Cũng đã có những vấp váp khi xảy ra vụ Thiên An Môn nhưng chính lúc đó vai trò của Đảng được xác định mạnh mẽ hơn và những nhà lãnh đạo kế tiếp từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào chỉ tiếp tục thi hành công thức ấy. Giang hay Hồ đều chịu giới hạn với sự quân bình quyền lực với Bộ Chính Trị.
Tập thể lãnh đạo tránh được những sự thay đổi chính sách quá mau chóng và phiêu lưu của một nhà lãnh đạo độc tôn như Mao, nhưng cũng gây ra tình trạng trì trệ trong guồng máy chính trị và khu vực kinh tế nhà nước. Hậu quả là sự hình thành một mạng lưới liên hệ giữa các thế lực, đưa tới lũng đoạn trong nhiệm vụ thi hành trách nhiệm từ cấp trung ương cho đến các địa phương.
Trung Quốc thật ra cần có những cải tổ căn bản, nhưng bắng tập thể lãnh đạo, vấn đề là đồng thuận ít khi đưa tới cải cách triệt để, mà chỉ nhằm giải quyết những đòi hỏi tức thời. Hơn nữa cải cách triệt để chưa hẳn đã bảo đảm đem lại thành công như dự tính khiến cho các giới chức quyền có lý do để ngần ngại. Kinh nghiệm lịch sử ở đảng Cộng Sản Liên Xô với Mikhail Gorbachev là bài học mà đảng Cộng Sản Trung Quốc không thể không cân nhắc.
Khi nền tảng kinh tế Trung Quốc bắt đầu bị lay động sau năm 2008, hậu quả tất yếu của sự phát triển quá mức độ, sự thăng tiến của những thành phần xã hội và thêm vào đó là tiến bộ kỹ thuật thông tin tác động đến nề nếp sinh hoạt của dân chúng, tập thể lãnh đạo trở nên không thích ứng hiệu quả với tình thế. Những biện pháp chữa chạy vá víu không giải quyết hết mọi khó khăn, và bây giờ Tập Cận Bình sẽ phải có đường lối thích ứng để vượt qua những giới hạn này.
Theo Roger Baker và John Minnich, có lẽ Tập sẽ củng cố vai trò chủ tịch nhà nước để không chỉ là người đồng hành với Đảng mà còn phải có một vai trò lãnh đạo cụ thể hơn, giống như vị Tổng Thống ở một số chế độ trên thế giới. Điều ấy cũng có nghĩa là tạo sự quân bình giữa tập thể và lãnh đạo độc tôn. Làm như vậy hệ thống lãnh đạo sẽ có hiệu lực hơn cả về chính trị và kinh tế và những cải cách mới có thể là triệt để dù khó biết chắc chắn rằng sẽ đạt thành công tới mức nào. Nhưng Tập Cận Bình có thể trở nên một nhà cách mạng của Trung Quốc hay cuối cùng ông chỉ là người cố gắng thích ứng với hoàn cảnh bằng những đường lối thỏa hiệp.
Cheng Ii, thành viên Brookings Istitution và giám đốc nghiên cứu của Ủy Ban Quốc Gia về quan hệ Mỹ - Trung, cho rằng: “Chúng ta chưa nên hoàn toàn mất hy vọng ở Tập Cận Bình”. Nhưng Trần Quang Thành, nhà đối lập khiếm thị đã trốn vào tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh và được qua tị nạn ở Hoa Kỳ, nói : “Tôi tin là Trung Quốc sẽ có biến chuyển”. Ông không giải thích biến chuyển sẽ xuất phát từ đâu, tuy nhiên tỏ bày sự không tin tưởng ở ban lãnh đạo Trung Quốc. Theo lời ông Trần: “Sự tồn tại của đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn luôn dựa trên sự vi phạm luật pháp và quyền căn bản của con người. Không có dấu hiệu nào là tình trạng này sẽ khác đi dưới thời Chủ Tịch Tập Cận Bình. Đảng Cộng Sản Trung Quốc không cho thấy dấu hiệu nào sẽ thay đổi hay làm được điều đúng”.
Mamta Badkar nhận định trên tờ Business Insider: “Ban lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần xác định rằng Hội Nghị kỳ 3 Ban Chấp Hành Trung Ương sẽ đưa ra nhũng cải cách toàn bộ và chưa từng thấy trên mọi bình diện….Tôi chờ đợi bản thông cáo cuối cùng của hội nghị về các nội dung này. Nhưng trong mọi trường hợp, sẽ phải nhiếu năm và nhiều đấu tranh cùng với những hoán đổi trật tự ở hàng ngũ lãnh đạo trung ương cũng như địa phương thì may ra mói có thể thấy được tác dụng”. Theo ông, chống tham nhũng sẽ là trung tâm của những cải cách, còn nhiều vấn đề khác như tư hữu hóa đất đai hay nới rộng sinh hoạt chính trị có lẽ sẽ không có.
Cũng trên tạp chí này, Bill Bishop nói rằng không thể dự đoán gì về kinh tế Trung Quốc vì bất cứ thay đổi nào cũng sẽ phải nhiều năm mới có thể thực hiện, chưa kể không được thi hành hoặc bị ngăn trở bởi guồng máy hành chánh. Ông cũng bày tỏ sự hoái nghi là không biết bao nhiêu người trong ban lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được rằng cơ cấu kinh tế và mẫu mực tăng trưởng hiện nay là có thể duy trí được. (HC)
Các quan sát viên chính trị quốc tế đang tập trung mọi sự chú ý đến Hội Nghị kỳ 3 Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 18 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, sắp họp trong 3 ngày từ 9 tháng 11 và chờ đợi những chủ trương cải cách sẽ được đề ra qua hội nghị này.
|
Tương lai cải cách của Trung Quốc vẫn còn mờ mịt như khói mù phủ khắp thành phố Thượng Hải hôm Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013. (Hình: ChinaFotoPress/via Getty Images) |
Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 18 đảng Cộng Sản Trung Quốc gồm 205 ủy viên chính thức và 167 ủy viên dự khuyết được bầu trong Đại Hội Đảng hồi tháng 12 năm ngoái với nhiệm kỳ 5 năm. Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương bình thường họp một lần mỗi năm trừ năm đầu tiên. Kỳ 1 nhằm bầu lên ban lãnh đạo mới của đảng, kỳ 2 chú trọng đến vấn đề nhân sự và xây dụng đảng.
Hội nghị kỳ 3 lần này quan trọng và được chú ý vì người ta tin rằng ban lãnh đạo sẽ đề ra chính sách và đường lối mới, có thể so sánh với hội nghị kỳ 3 Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 11 vào tháng 12 năm 1978 khi Đặng Tiểu Bình đưa ra chủ trương mở cửa và đổi mới.
Roger Baker và John Minnich, chuyên gia Á Châu- Thái Bình Dương của Stratfor, trong một bài viết trên tạp chí GeoPolitical Weekly tuần này cho rằng ban lãnh đạo Trung Quốc đang trong tình thế không có phương cách nào khác hơn là phải cải tổ mô hình chính trị kinh tế xã hội, đã áp dụng qua nhiều năm và nay đi đến khúc cuối đường không còn thích hợp nữa.
Chủ Tịch Tập Cận Bình cần vạch ra những nét căn bản về cải cách để làm cốt lõi cho việc hoạch định chính sách trong 5 năm tới. Đường hướng của Tập có thể quyết liệt như Đặng Tiểu Bình trước đây hay chỉ đáng thất vọng như là Hồ Cẩm Đào, người ta chưa thể biết trước được. Nhưng có một điều chắc chắn là nó sẽ được thi hành. Mô hình phát triển kinh tế hiện nay của Trung Quốc do Đặng đề ra từ hơn ba thập niên trước đã đi qua cao điểm và đến nay không còn có thể tiếp tục theo đuổi nữa. Rộng hơn, mô hình chính trị và xã hội cũng cần phải có những chuyển đổi.
Dù muốn dù không, Tập Cận Bình cũng phải hiểu là Trung Quốc đã đi tới một ngã ba đường. Ông ta không thể có chọn lựa nào khác hơn là phải đưa ra những quyết định thích hợp với tình thế, nếu không muốn để cho Trung Quốc lâm vào những hoàn cảnh rối ren phải tạm thời chữa trị bằng hết biện pháp vá víu này tới vá víu khác mà không có được một chiến lược dài hạn. Nói cách khác, bắt buộc phải có những cải cách sâu rộng.
Nhưng cải cách, hiểu theo nghĩa của Trung Quốc, không có nghĩa là đi theo khuôn mẫu dân chủ Tây Phương, và không thể nhanh chóng dút khoát. Ngay chính đường lối mở cửa và đổi mới của Đặng Tiểu Bình cũng đã xác định rằng theo định hướng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Như vậy cải cách mà Tập Cận Bình có thể đưa ra không ngoài việc xác lập lại mối liên hệ giữa Đảng, nền kinh tế và nhân dân, theo đường lối duy trì và củng cố được quyền lực trung ương.
Hoàn thành mục tiêu đó đòi hỏi phải gia tăng sự hữu hiệu của guồng máy đảng và nhà nước; sửa đổi tổ chức và luật lệ hoạt động cho những công ty, xí nghiệp, cơ quan thương mại; tôn trọng quyền và trao phó trách nhiệm cho công dân. Mặc dầu tất cả những nhu cầu ấy có thể làm nhẹ bớt vai trò can dự của đảng trong một số lãnh vực nhất định, nhưng như thế không có nghĩa là làm suy giảm quyền lực Đảng trên toàn bộ.
Nhìn lại thời đại Đặng Tiểu Bình. Năm 1978 Mao Trạch Đông mới chỉ chết hai năm trước đem theo những trụ cột của cuộc cách mạng vô sản. Trung Quốc trong tình trạng rối loạn chưa khắc phục được hậu quả của những đổ vỡ do Cách Mạng Văn Hóa gây ra về mặt tinh thần cũng như cho nền kinh tế quốc dân. Người ta cho rằng nếu nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc sụp đổ vào thời điểm ấy thì cũng không phải là chuyện đáng ngạc nhiên.
Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Đặng Tiểu Bình phục hồi được vị trí cá nhân của mình và trở thành nhà lãnh đạo tối cao dù trong thực tế ông ta không có một chức vụ chính thức hàng đầu. Đặng cùng một số đồng sự của ông ta đã dẹp tan những phe phái phân hóa trong đó có Bè Lũ 4 Tên (Tứ Nhân Bang), tạo lập được nền tảng ổn định về chính trị, xã hội và nền kinh tế mới. Kết quả là Trung Quốc vượt qua sự sụp đổ của Liên Xô kéo theo toàn thể khối Cộng Sản và tiến qua thế kỷ 21 với vai trò cường quốc hàng đầu thế giới.
Một trong những thành tích đáng kể mà Đặng cống hiến cho đảng Cộng Sản Trung Quốc là sự cải đổi mô hình lãnh đạo Đảng – Nhà Nước. Từ khi thành lập nước Cộng Hòa Trung Quốc năm 1949, Đảng Cộng Sản vẫn là trung tâm độc chiếm quyền lãnh đạo. Mao Trạch Đông với vị trí Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng là lãnh tụ nắm quyền lực tối cao cho đến khi ông ta chết năm 1976 mặc dù đã trải qua rất nhiều sai lầm vấp váp nặng nề trong việc lãnh đạo đất nước rộng lớn và đông dân nhất thế giới.
Đặng không theo cách đó, ông ta không để chính mình trở thành nhà lãnh đạo tối cao độc tôn, xây dựng Đảng bằng mô thức tập thể lãnh đạo, phân định vai trò lãnh đạo Đảng với Chủ Tịch Nhà Nước. Cũng đã có những vấp váp khi xảy ra vụ Thiên An Môn nhưng chính lúc đó vai trò của Đảng được xác định mạnh mẽ hơn và những nhà lãnh đạo kế tiếp từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào chỉ tiếp tục thi hành công thức ấy. Giang hay Hồ đều chịu giới hạn với sự quân bình quyền lực với Bộ Chính Trị.
Tập thể lãnh đạo tránh được những sự thay đổi chính sách quá mau chóng và phiêu lưu của một nhà lãnh đạo độc tôn như Mao, nhưng cũng gây ra tình trạng trì trệ trong guồng máy chính trị và khu vực kinh tế nhà nước. Hậu quả là sự hình thành một mạng lưới liên hệ giữa các thế lực, đưa tới lũng đoạn trong nhiệm vụ thi hành trách nhiệm từ cấp trung ương cho đến các địa phương.
Trung Quốc thật ra cần có những cải tổ căn bản, nhưng bắng tập thể lãnh đạo, vấn đề là đồng thuận ít khi đưa tới cải cách triệt để, mà chỉ nhằm giải quyết những đòi hỏi tức thời. Hơn nữa cải cách triệt để chưa hẳn đã bảo đảm đem lại thành công như dự tính khiến cho các giới chức quyền có lý do để ngần ngại. Kinh nghiệm lịch sử ở đảng Cộng Sản Liên Xô với Mikhail Gorbachev là bài học mà đảng Cộng Sản Trung Quốc không thể không cân nhắc.
Khi nền tảng kinh tế Trung Quốc bắt đầu bị lay động sau năm 2008, hậu quả tất yếu của sự phát triển quá mức độ, sự thăng tiến của những thành phần xã hội và thêm vào đó là tiến bộ kỹ thuật thông tin tác động đến nề nếp sinh hoạt của dân chúng, tập thể lãnh đạo trở nên không thích ứng hiệu quả với tình thế. Những biện pháp chữa chạy vá víu không giải quyết hết mọi khó khăn, và bây giờ Tập Cận Bình sẽ phải có đường lối thích ứng để vượt qua những giới hạn này.
Theo Roger Baker và John Minnich, có lẽ Tập sẽ củng cố vai trò chủ tịch nhà nước để không chỉ là người đồng hành với Đảng mà còn phải có một vai trò lãnh đạo cụ thể hơn, giống như vị Tổng Thống ở một số chế độ trên thế giới. Điều ấy cũng có nghĩa là tạo sự quân bình giữa tập thể và lãnh đạo độc tôn. Làm như vậy hệ thống lãnh đạo sẽ có hiệu lực hơn cả về chính trị và kinh tế và những cải cách mới có thể là triệt để dù khó biết chắc chắn rằng sẽ đạt thành công tới mức nào. Nhưng Tập Cận Bình có thể trở nên một nhà cách mạng của Trung Quốc hay cuối cùng ông chỉ là người cố gắng thích ứng với hoàn cảnh bằng những đường lối thỏa hiệp.
Cheng Ii, thành viên Brookings Istitution và giám đốc nghiên cứu của Ủy Ban Quốc Gia về quan hệ Mỹ - Trung, cho rằng: “Chúng ta chưa nên hoàn toàn mất hy vọng ở Tập Cận Bình”. Nhưng Trần Quang Thành, nhà đối lập khiếm thị đã trốn vào tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh và được qua tị nạn ở Hoa Kỳ, nói : “Tôi tin là Trung Quốc sẽ có biến chuyển”. Ông không giải thích biến chuyển sẽ xuất phát từ đâu, tuy nhiên tỏ bày sự không tin tưởng ở ban lãnh đạo Trung Quốc. Theo lời ông Trần: “Sự tồn tại của đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn luôn dựa trên sự vi phạm luật pháp và quyền căn bản của con người. Không có dấu hiệu nào là tình trạng này sẽ khác đi dưới thời Chủ Tịch Tập Cận Bình. Đảng Cộng Sản Trung Quốc không cho thấy dấu hiệu nào sẽ thay đổi hay làm được điều đúng”.
Mamta Badkar nhận định trên tờ Business Insider: “Ban lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần xác định rằng Hội Nghị kỳ 3 Ban Chấp Hành Trung Ương sẽ đưa ra nhũng cải cách toàn bộ và chưa từng thấy trên mọi bình diện….Tôi chờ đợi bản thông cáo cuối cùng của hội nghị về các nội dung này. Nhưng trong mọi trường hợp, sẽ phải nhiếu năm và nhiều đấu tranh cùng với những hoán đổi trật tự ở hàng ngũ lãnh đạo trung ương cũng như địa phương thì may ra mói có thể thấy được tác dụng”. Theo ông, chống tham nhũng sẽ là trung tâm của những cải cách, còn nhiều vấn đề khác như tư hữu hóa đất đai hay nới rộng sinh hoạt chính trị có lẽ sẽ không có.
Cũng trên tạp chí này, Bill Bishop nói rằng không thể dự đoán gì về kinh tế Trung Quốc vì bất cứ thay đổi nào cũng sẽ phải nhiều năm mới có thể thực hiện, chưa kể không được thi hành hoặc bị ngăn trở bởi guồng máy hành chánh. Ông cũng bày tỏ sự hoái nghi là không biết bao nhiêu người trong ban lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được rằng cơ cấu kinh tế và mẫu mực tăng trưởng hiện nay là có thể duy trí được. (HC)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=176768&zoneid=403#.UoGCZspOfeQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét