Blog / Nguyễn Hưng Quốc
Dân chủ và tự do thông tin
12.09.2013
Xưa nay, hầu như ai cũng biết một trong những nguyên tắc căn bản để
giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến là tận dụng được yếu tố bất ngờ: Ra
tay đánh vào lúc và vào chỗ địch quân sơ ý nhất, và vì sơ ý, nên phòng
thủ kém nhất. Từ nguyên tắc căn bản ấy, nhìn những gì đang diễn ra tại
Mỹ trong mấy tuần vừa qua liên quan đến kế hoạch trừng phạt chính phủ
Bashar al-Assad ở Syria, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng: Mọi chuyện đều
công khai. Chả có chút xíu gì là “bí mật quân sự” cả.
Trước hết là quyết định có tấn công Syria hay không, Tổng thống Barack Obama đề nghị giao cho Quốc Hội Mỹ thảo luận và bỏ phiếu, nghĩa là mọi chuyện được tiến hành dưới các ống kính truyền hình để không những dân chúng Mỹ mà mọi người trên thế giới cùng… xem. Dĩ nhiên, trong số khán giả ấy, những người xem chăm chú nhất, kiên nhẫn nhất, và cũng căng thẳng nhất chắc chắn là chính phủ Syria.
Việc bày binh bố trận cũng vậy: Tất cả đều được báo chí tường thuật đầy đủ. Mỹ điều bao nhiêu tàu sân bay và khu trục hạm đến khu vực gần Syria: mọi người đều biết rõ. Trên các tàu sân bay và khu trục hạm ấy, có bao nhiêu hỏa tiễn hành trình Tomahawk và đặc điểm của các loại hỏa tiễn này như thế nào: mọi người đều biết rõ. Chung quanh Syria, Mỹ có bao nhiêu máy bay chiến đấu, từ F-15 đến F-16; các máy bay ấy đang đậu ở đâu, có thể bay được bao xa và chở được bao nhiêu quả bom: mọi người đều biết rõ.
Chưa hết.
Ngay cả kế hoạch tấn công với những chi tiết như tấn công bằng loại vũ khí gì, nhắm vào những địa điểm nào, và sẽ kéo dài bao lâu cũng được đem ra bàn tán công khai trên mọi diễn đàn. Bản dự thảo nghị quyết của Ủy ban đối ngoại thuộc Nghị viện Mỹ soạn thảo ngày Thứ Tư 4/9 ghi rõ: Một, chỉ cho phép Tổng thống tiến hành việc trừng phạt Syria trong vòng 90 ngày; và hai, không được sử dụng bộ binh trên đất Syria.
Cũng chưa hết.
Chưa tấn công, thậm chí, có khi sẽ không bao giờ tấn công Syria, mọi người, từ những người lãnh đạo cao nhất trong ngành hành pháp và lập pháp đến các cố vấn, các bình luận viên trên các cơ quan truyền thông đại chúng đã nhao nhao bàn luận về những cái được và những cái mất, những cái lợi và những cái hại, những nguy hiểm, thậm chí, những nguy cơ thất bại của Mỹ. Dư luận cũng chia phe rõ rệt: người ủng hộ, kẻ chống đối. Các bên đều lên tiếng ồn ào và đả kích nhau kịch liệt. Ở Syria, Mỹ chưa nổ phát súng nào; trên trận địa truyền thông trong nước, súng đạn đã ầm ầm. Tấn công Tổng thống Obama nhiều và dữ dội nhất chưa phải là Syria mà chính là người… Mỹ, đủ mọi giới!
Cũng vẫn chưa hết.
Nếu Quốc Hội Mỹ đồng ý, trước khi chính thức tấn công Syria, chắc chắn Tổng thống Obama sẽ lên truyền hình tuyên bố: Trong mấy giờ nữa, chúng ta sẽ nổ súng! (Để quân lính Syria đủ thì giờ để chui xuống… hầm!)
Những chuyện như trên có vẻ như nghịch lý. Nhiều người có lẽ sẽ không thể hiểu được. Nhất là người...Việt Nam.
Nhớ, năm 1968, trong chiến tranh Việt Nam, các bên tham chiến đã ký kết thỏa thuận đình chiến trong dịp Tết với lý do đó là ngày lễ thiêng liêng nhất của dân tộc. Phía miền Nam, quân lính an tâm chào đón Tết. Một số được về nghỉ phép với gia đình. Ngay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng về quê vợ ăn Tết. Nhưng ngay lúc ấy, rạng sáng ngày 30 tháng 1, tức sáng mồng một Tết âm lịch, phía… bên kia nổ súng, đồng loạt tấn công 36 trong tổng số 44 tỉnh, thành ở miền Nam, kể cả Sài Gòn. Tại sao họ lại chà đạp lên sự thỏa thuận do chính họ ký kết như vậy? Câu trả lời rất đơn giản: Tận dụng yếu tố bất ngờ.
Nhìn từ kinh nghiệm ấy, các diễn biến tại Mỹ hiện nay (cũng như trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq trước đây) không những nghịch lý mà còn phi lý nữa. Cái gì cũng tô hô trước giới truyền thông như vậy thì còn gì là “bí mật quốc phòng” và làm sao mà thắng trận được chứ?
Dĩ nhiên, tất cả mọi người trong giới lãnh đạo và chính khách Mỹ cũng như Tây phương nói chung, đều hiểu việc công khai hóa như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các chiến dịch quân sự của họ. Hiểu. Nhưng họ không có cách gì khác. Lý do đầu tiên: Đó là trò chơi dân chủ. Lý do thứ hai: trong chiến tranh, thắng địch đương nhiên là một mục tiêu lớn, nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất. Mọi chiến thắng chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích cho con người, và một trong những lợi ích ấy là con người phải được tôn trọng; những người cần được tôn trọng trước hết là các công dân của mình; điều họ cần được tôn trọng đầu tiên là quyền công dân của họ, trong đó, có quyền được…biết!
Từ góc độ ấy, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt lớn lao giữa giới lãnh đạo ở các nước dân chủ và giới lãnh đạo ở các nước độc tài: Ở các nước độc tài, giới lãnh đạo lúc nào cũng lén lén lút lút như những tên ăn trộm, giới lãnh đạo các nước dân chủ, ngược lại, trong phần lớn các trường hợp, đều chọn cách chơi bài ngửa một cách quanh minh chính đại. Điều đó gây nhiều khó khăn cho họ nhưng không làm cho họ yếu đi. Lịch sử cho thấy, các quốc gia dân chủ có thể thua trận ở một số cuộc chiến tranh cục bộ nào đó, nhưng nhìn chung, trên đại cuộc, họ vẫn thắng. Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối dân chủ và độc tài kéo dài cả nửa thế kỷ đã kết thúc với phần thảm bại thuộc về những kẻ giấu giếm nhiều và kỹ lưỡng nhất.
Ở các quốc gia dân chủ, việc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” không phải chỉ là một khẩu hiệu. Mà là một thực tế được hiến pháp và luật pháp bảo vệ. Từ mấy thập niên trở lại đây, hầu hết các quốc gia dân chủ đều có đạo luật về vấn đề tự do thông tin (freedom of information), một hình thức mở rộng của quyền tự do ngôn luận (freedom of speech) đã có từ lâu: Tự do ngôn luận sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu không gắn liền với tự do thu nhận thông tin, xử lý thông tin và truyền bá thông tin dưới mọi hình thức.
Theo luật về tự do thông tin, mọi người dân đều có quyền được biết tất cả những gì liên quan đến chính phủ (dĩ nhiên trừ một số vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng và kinh tế thường được bảo mật trong một thời gian nhất định nào đó). Khi dân chúng hỏi, các cơ quan chính phủ, từ Quốc Hội đến các cơ quan hành pháp và tư pháp các cấp, từ các bộ, sở, ngành đến các tổ chức được chính phủ tài trợ (kể cả các trường đại học) đều có bổn phận phải trả lời. Người hỏi chỉ cần trả một số tiền cho việc tìm kiếm các tài liệu, tiền làm photocopy và tiền tem gửi đến nhà mình. Số tiền ấy rất phải chăng. Hầu như ai cũng có thể trang trải được, nếu muốn. Người được hỏi phải trả lời trong thời gian quy định (tùy từng quốc gia, nhưng trung bình là vài tuần và tối đa là một tháng). Không ai có quyền làm ngơ.
Người ta xem quyền tự do thông tin như thế là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để bảo đảm tính chất minh bạch (transparency) và tính khả kiểm (accountability) của chính phủ. Cả tính minh bạch và tính khả kiểm ấy lại là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của dân chủ.
Bởi vậy, có thể nói một cách đơn giản và tóm tắt thế này: Bạn có thể biết được một chế độ có dân chủ hay không chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất: ở đó, dân chúng có được quyền biết các thông tin liên quan đến chính phủ và giới lãnh đạo hay không?Ví dụ, riêng trong trường hợp của Việt Nam, chúng ta có thể được cung cấp thông tin chính xác là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bao nhiêu căn nhà và bao nhiêu tiền được ký gửi ở các ngân hàng từ Việt Nam đến ngoại quốc? Mỗi năm ông nhận bao nhiêu quà (kể cả quà trong các phong bì)? Trị giá mỗi món quà là bao nhiêu? Và do ai trao tặng? Những món quà ấy được dùng để làm gì? Cất giữ ở đâu? Vân vân.
Bạn có thể trả lời các câu hỏi ấy được không? Nếu không, bạn có thể hỏi cơ quan nào không? Họ có trả lời cho bạn không?
Bài kiểm tra xem chừng rất đơn giản.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trước hết là quyết định có tấn công Syria hay không, Tổng thống Barack Obama đề nghị giao cho Quốc Hội Mỹ thảo luận và bỏ phiếu, nghĩa là mọi chuyện được tiến hành dưới các ống kính truyền hình để không những dân chúng Mỹ mà mọi người trên thế giới cùng… xem. Dĩ nhiên, trong số khán giả ấy, những người xem chăm chú nhất, kiên nhẫn nhất, và cũng căng thẳng nhất chắc chắn là chính phủ Syria.
Việc bày binh bố trận cũng vậy: Tất cả đều được báo chí tường thuật đầy đủ. Mỹ điều bao nhiêu tàu sân bay và khu trục hạm đến khu vực gần Syria: mọi người đều biết rõ. Trên các tàu sân bay và khu trục hạm ấy, có bao nhiêu hỏa tiễn hành trình Tomahawk và đặc điểm của các loại hỏa tiễn này như thế nào: mọi người đều biết rõ. Chung quanh Syria, Mỹ có bao nhiêu máy bay chiến đấu, từ F-15 đến F-16; các máy bay ấy đang đậu ở đâu, có thể bay được bao xa và chở được bao nhiêu quả bom: mọi người đều biết rõ.
Chưa hết.
Ngay cả kế hoạch tấn công với những chi tiết như tấn công bằng loại vũ khí gì, nhắm vào những địa điểm nào, và sẽ kéo dài bao lâu cũng được đem ra bàn tán công khai trên mọi diễn đàn. Bản dự thảo nghị quyết của Ủy ban đối ngoại thuộc Nghị viện Mỹ soạn thảo ngày Thứ Tư 4/9 ghi rõ: Một, chỉ cho phép Tổng thống tiến hành việc trừng phạt Syria trong vòng 90 ngày; và hai, không được sử dụng bộ binh trên đất Syria.
Cũng chưa hết.
Chưa tấn công, thậm chí, có khi sẽ không bao giờ tấn công Syria, mọi người, từ những người lãnh đạo cao nhất trong ngành hành pháp và lập pháp đến các cố vấn, các bình luận viên trên các cơ quan truyền thông đại chúng đã nhao nhao bàn luận về những cái được và những cái mất, những cái lợi và những cái hại, những nguy hiểm, thậm chí, những nguy cơ thất bại của Mỹ. Dư luận cũng chia phe rõ rệt: người ủng hộ, kẻ chống đối. Các bên đều lên tiếng ồn ào và đả kích nhau kịch liệt. Ở Syria, Mỹ chưa nổ phát súng nào; trên trận địa truyền thông trong nước, súng đạn đã ầm ầm. Tấn công Tổng thống Obama nhiều và dữ dội nhất chưa phải là Syria mà chính là người… Mỹ, đủ mọi giới!
Cũng vẫn chưa hết.
Nếu Quốc Hội Mỹ đồng ý, trước khi chính thức tấn công Syria, chắc chắn Tổng thống Obama sẽ lên truyền hình tuyên bố: Trong mấy giờ nữa, chúng ta sẽ nổ súng! (Để quân lính Syria đủ thì giờ để chui xuống… hầm!)
Những chuyện như trên có vẻ như nghịch lý. Nhiều người có lẽ sẽ không thể hiểu được. Nhất là người...Việt Nam.
Nhớ, năm 1968, trong chiến tranh Việt Nam, các bên tham chiến đã ký kết thỏa thuận đình chiến trong dịp Tết với lý do đó là ngày lễ thiêng liêng nhất của dân tộc. Phía miền Nam, quân lính an tâm chào đón Tết. Một số được về nghỉ phép với gia đình. Ngay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng về quê vợ ăn Tết. Nhưng ngay lúc ấy, rạng sáng ngày 30 tháng 1, tức sáng mồng một Tết âm lịch, phía… bên kia nổ súng, đồng loạt tấn công 36 trong tổng số 44 tỉnh, thành ở miền Nam, kể cả Sài Gòn. Tại sao họ lại chà đạp lên sự thỏa thuận do chính họ ký kết như vậy? Câu trả lời rất đơn giản: Tận dụng yếu tố bất ngờ.
Nhìn từ kinh nghiệm ấy, các diễn biến tại Mỹ hiện nay (cũng như trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq trước đây) không những nghịch lý mà còn phi lý nữa. Cái gì cũng tô hô trước giới truyền thông như vậy thì còn gì là “bí mật quốc phòng” và làm sao mà thắng trận được chứ?
Dĩ nhiên, tất cả mọi người trong giới lãnh đạo và chính khách Mỹ cũng như Tây phương nói chung, đều hiểu việc công khai hóa như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các chiến dịch quân sự của họ. Hiểu. Nhưng họ không có cách gì khác. Lý do đầu tiên: Đó là trò chơi dân chủ. Lý do thứ hai: trong chiến tranh, thắng địch đương nhiên là một mục tiêu lớn, nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất. Mọi chiến thắng chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích cho con người, và một trong những lợi ích ấy là con người phải được tôn trọng; những người cần được tôn trọng trước hết là các công dân của mình; điều họ cần được tôn trọng đầu tiên là quyền công dân của họ, trong đó, có quyền được…biết!
Từ góc độ ấy, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt lớn lao giữa giới lãnh đạo ở các nước dân chủ và giới lãnh đạo ở các nước độc tài: Ở các nước độc tài, giới lãnh đạo lúc nào cũng lén lén lút lút như những tên ăn trộm, giới lãnh đạo các nước dân chủ, ngược lại, trong phần lớn các trường hợp, đều chọn cách chơi bài ngửa một cách quanh minh chính đại. Điều đó gây nhiều khó khăn cho họ nhưng không làm cho họ yếu đi. Lịch sử cho thấy, các quốc gia dân chủ có thể thua trận ở một số cuộc chiến tranh cục bộ nào đó, nhưng nhìn chung, trên đại cuộc, họ vẫn thắng. Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối dân chủ và độc tài kéo dài cả nửa thế kỷ đã kết thúc với phần thảm bại thuộc về những kẻ giấu giếm nhiều và kỹ lưỡng nhất.
Ở các quốc gia dân chủ, việc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” không phải chỉ là một khẩu hiệu. Mà là một thực tế được hiến pháp và luật pháp bảo vệ. Từ mấy thập niên trở lại đây, hầu hết các quốc gia dân chủ đều có đạo luật về vấn đề tự do thông tin (freedom of information), một hình thức mở rộng của quyền tự do ngôn luận (freedom of speech) đã có từ lâu: Tự do ngôn luận sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu không gắn liền với tự do thu nhận thông tin, xử lý thông tin và truyền bá thông tin dưới mọi hình thức.
Theo luật về tự do thông tin, mọi người dân đều có quyền được biết tất cả những gì liên quan đến chính phủ (dĩ nhiên trừ một số vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng và kinh tế thường được bảo mật trong một thời gian nhất định nào đó). Khi dân chúng hỏi, các cơ quan chính phủ, từ Quốc Hội đến các cơ quan hành pháp và tư pháp các cấp, từ các bộ, sở, ngành đến các tổ chức được chính phủ tài trợ (kể cả các trường đại học) đều có bổn phận phải trả lời. Người hỏi chỉ cần trả một số tiền cho việc tìm kiếm các tài liệu, tiền làm photocopy và tiền tem gửi đến nhà mình. Số tiền ấy rất phải chăng. Hầu như ai cũng có thể trang trải được, nếu muốn. Người được hỏi phải trả lời trong thời gian quy định (tùy từng quốc gia, nhưng trung bình là vài tuần và tối đa là một tháng). Không ai có quyền làm ngơ.
Người ta xem quyền tự do thông tin như thế là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để bảo đảm tính chất minh bạch (transparency) và tính khả kiểm (accountability) của chính phủ. Cả tính minh bạch và tính khả kiểm ấy lại là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của dân chủ.
Bởi vậy, có thể nói một cách đơn giản và tóm tắt thế này: Bạn có thể biết được một chế độ có dân chủ hay không chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất: ở đó, dân chúng có được quyền biết các thông tin liên quan đến chính phủ và giới lãnh đạo hay không?Ví dụ, riêng trong trường hợp của Việt Nam, chúng ta có thể được cung cấp thông tin chính xác là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bao nhiêu căn nhà và bao nhiêu tiền được ký gửi ở các ngân hàng từ Việt Nam đến ngoại quốc? Mỗi năm ông nhận bao nhiêu quà (kể cả quà trong các phong bì)? Trị giá mỗi món quà là bao nhiêu? Và do ai trao tặng? Những món quà ấy được dùng để làm gì? Cất giữ ở đâu? Vân vân.
Bạn có thể trả lời các câu hỏi ấy được không? Nếu không, bạn có thể hỏi cơ quan nào không? Họ có trả lời cho bạn không?
Bài kiểm tra xem chừng rất đơn giản.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/dan-chu-va-tu-do-thong-tin/1748545.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét