nguyenlanthang’s blog – RFA
Tôi gặp thầy Đào Quang Thực lần đầu tiên đúng vào ngày 1/5/2016, một ngày lịch sử khi có hàng ngàn người dân đổ xuống đường chật kín Bờ Hồ để phản đối Formosa. Lúc đó đoàn biểu tình xuất phát từ Nhà hát lớn Hà Nội đã đi được nửa vòng hồ đến tận khu vực Hàm Cá Mập. Tôi đang loay hoay chạy lên chạy xuống chụp ảnh biểu tình thì bất ngờ một người đàn ông thấp đậm chợt túm lấy tôi cười toe toét và hét lên: Thắng… Thắng…
Đó chính là thầy Thực mà sau này tôi mới biết rõ về anh. Nhìn cái điệu bộ nhảy lên mừng rú của anh lúc ấy tôi hơi tức cười, nhưng biết ngay chắc là ai đó quân ta rồi. Gặp nhau được những lúc máu lửa như vậy mừng là phải.
Đó chính là thầy Thực mà sau này tôi mới biết rõ về anh. Nhìn cái điệu bộ nhảy lên mừng rú của anh lúc ấy tôi hơi tức cười, nhưng biết ngay chắc là ai đó quân ta rồi. Gặp nhau được những lúc máu lửa như vậy mừng là phải.
Anh Thực là thế. Hồn nhiên. Nhiệt tình. Sẵn sàng bày tỏ thái độ của mình ra bên ngoài. Sau này kết bạn trên Facebook thì tôi càng thêm hiểu rõ hơn về con người anh ấy. Thế rồi thời gian trôi đi, và tôi thì cũng bị cuốn theo công việc của mình, nên chẳng có lúc nào gặp gỡ hay trao đổi lại với anh Thực.
Tôi tiếc rằng mình đã không đủ gần gũi, không đủ sức thuyết phục những người như anh Thực khi họ bắt đầu bước ra tham gia các hoạt động xã hội đầy nguy hiểm. Và rồi còn tiếc cho anh hơn nữa khi ngày 10/12/2019, anh Thực đã chết trong tù sau những đau đớn vì bị hành hạ, đầy đoạ tàn khốc trong trại giam.
Anh Thực không phải là người duy nhất chết trong trại giam của chế độ khi bày tỏ chính kiến của mình trước các vấn đề của đất nước. Trước đó còn có thầy Đinh Đăng Định vụ Bauxite Tây Nguyên, ông Đoàn Đình Nam vụ Công án bia Sơn… và rất rất nhiều nhà trí thức, nhà sư, linh mục… từng bỏ mạng âm thầm sau song sắt như chúng ta đã biết qua tác phẩm “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên. Đáng buồn là chúng ta phải thừa nhận một sự thực với nhau rằng, dù có khôn khéo hoạt động đến đâu thì những cái chết kiểu như thế này sẽ còn tiếp diễn khi đất nước còn bất công, còn độc tài toàn trị.
Điều đáng mừng là hiện nay có rất nhiều người, nhiều nhóm mà điển hình là quỹ 50k của chị Nguyễn Thuý Hạnh luôn quan tâm, thăm hỏi động viên đến các gia đình tù nhân lương tâm. Nhưng trong bối cảnh có hàng trăm trường hợp như vậy trên khắp đất nước, nên nhiều khi sức người sức của là có hạn. Chị Hạnh và nhóm 50k dù đã cố gắng tuyệt vời nhưng không thể cáng đáng chu toàn hết được.
Chính vì thế bao lâu nay có anh Bùi Thanh Hiếu bằng cách của mình đã góp sức chăm sóc, thăm hỏi, trao quà cho rất nhiều gia đình tù nhân lương tâm cũng như chính những người còn hoạt động đấu tranh.
Hôm nay chúng tôi đã có mặt ở Đà Bắc, Hoà Bình để trao phần quà của anh Hiếu là 30 triệu đồng cho gia đình anh Đào Quang Thực. Số tiền này thực ra cũng là từ những nồi niêu xoong chảo, những kính bút đồng hồ mà rất nhiều người gần xa đã mua để ủng hộ anh Hiếu.
Trước các vấn đề nhức nhối của đất nước, có thể bạn bức xúc nhưng chưa dám viết, chưa dám xuống đường. Nhưng mọi người có thể góp sức âm thầm bằng cách chung tay hỗ trợ những người như chị Hạnh, anh Hiếu… bởi vì mỗi tờ 50k góp cho chị Hạnh, hay cái đồng hồ bạn mua của anh Hiếu để tặng vợ sẽ là nguồn lực vô cùng to lớn để góp sức cho những người đấu tranh.
Có thể ai đó trong phong trào đấu tranh chưa lựa chọn được đúng con đường thay đổi đất nước, nhưng nhất định sẽ có người nào đó, nhóm nào đó sẽ tìm ra đường máu để cứu nguy dân tộc này. Càng đông người đấu tranh, càng đông người ủng hộ, đất nước càng có cơ may thoát khỏi ách độc tài.
Thà làm sai, còn hơn ngồi đó chờ chết mà không làm gì. Ấy là điều cuối cùng tôi muốn nói đến tất cả mọi người trong bài viết này.
Yêu thương tất cảBẵng đi hơn một năm sau, tôi nghe tin anh Thực bị bắt. Sau hai lần xét xử, anh Thực bị kết án 13 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân do tham gia vào tổ chức”Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” ở hải ngoại, với chức vụ “Chí nguyện đoàn Hòa Bình”.
Là một người từng bày tỏ sự quan ngại về tính hiệu quả của các tổ chức ở hải ngoại, tôi vô cùng đau xót trước sự việc này. Có nhiều con đường để đến thành Rome. Tôi không dám phán xét việc lựa chọn con đường của ai. Nhưng có quá nhiều bài học về sự trả giá khi lựa chọn sai cách thức, sai tổ chức của những người mong muốn tham gia chung tay để thay đổi đất nước này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét