Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

16311 - Sự ra đi của John Bolton có thay đổi chính sách đối ngoại của ông Trump?




 Trump đã viết trên Twitter: "Vào tối qua tôi đã thông báo John Bolton rằng sự phục vụ của ông ấy đã không còn cần thiết". Nguồn Ảnh: Oliver Contreras/The Washington Post/Getty Images

Ngày 10/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sa thải cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của mình là cựu đại sứ John Bolton. Ông viết trên Twitter: “Tôi đã thông báo với John Bolton rằng công việc của ông ấy không còn cần thiết tại Nhà Trắng nữa. Tôi rất bất đồng với nhiều đề xuất của ông ta, và một số người khác trong chính quyền cũng có quan điểm giống tôi. Vì vậy, tôi đã yêu cầu John đệ đơn từ chức, và nó đã được gửi đến tôi vào sáng nay”.
Vụ việc xảy ra chỉ vài giờ trước khi diễn ra một cuộc họp báo chung dự kiến có Bolton, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin để thông báo về việc liệt nhánh Al Qaeda tại Syria vào danh sách tổ chức khủng bố.
Nicholas Heras, người thường xuyên tiếp cận với các quan chức Mỹ phụ trách chính sách chống khủng bố, cho biết bản thân vấn đề này đã không liên quan nhiều đến việc sa thải ông Bolton. Nghiên cứu sinh thuộc Trung tâm vì một nền An ninh Mỹ mới nói với Natinal Interest: “Mỹ đã cân nhắc về việc sa thải này trong một thời gian rồi”.
Phát biểu về sự ra đi của Bolton trong cuộc họp báo đã bị khuyết một người, cả hai quan chức nội các đều cười nói: “Tổng thống có lý khi làm như vậy, ông ấy đã trao quyền cho người mà ông ấy muốn”, Pompeo nói; “Quan điểm của Tổng thống về cuộc chiến Iraq và Đại sứ Bolton rất khác nhau”, Mnuchin nói thêm.
Sự viêc này đã gây ra một sự tranh cãi về tiến trình hòa bình ở Afghanistan. Trump lâu nay vẫn ủng hộ một sự rút quân khỏi đất nước này, và nhiều tháng qua chính quyền đã tham gia các cuộc thảo luận với Taliban. Danny Sjursen, người phục vụ các chuyến công du đến cả Iraq và Afghanistan nhận định: “Thật thú vị khi quan sát các cố vấn an ninh của Trump. Có một nhóm tam hùng: Một là những người phản đối rút quân khỏi Afghanistan nhưng lại làm điều này với sự ủng hộ của truyền thông; Thứ hai là nhóm các cố vấn an ninh quốc gia tân bảo thủ, chính là Bolton và Pompeo. Họ phản đối điều này bởi vì tư tưởng của họ là phản đối bất cứ thứ gì nói về việc Mỹ rút quân hay sự vắng bóng của chủ nghĩa can thiệp”.
Brett McGurk, đặc phái viên của tổng thống phụ trách liên minh chống IS dưới thời cả hai tổng thống Barack Obama và Donald Trump, đã chỉ trích “tiến trình lộn xộn” của cả hai nhóm cố vấn an ninh quốc gia này. Ông phát biểu tại một sự kiện ở Viện Brooking, ba giờ sau khi Bolton bị sa thải: “Chưa bao giờ có một tiến trình an ninh quốc gia nào thực sự kết nối với tổng thống”.
Sjursen không tin là những cơ hội cho sự rút quân khỏi Afghanistan thực sự đã chết, do bản chất bốc đồng của ông Trump, và sự ra đi bất ngờ của kẻ ngáng đường Bolton. Ông nói với National Interest: “Tôi cho rằng ngay từ đầu ông ấy đã yếu kém trong vị trí cố vấn an ninh của mình”.
Sự ra đi của Bolton, một thành phần diều hâu và theo chủ nghĩa đơn phương trong chính sách đối ngoại, đã mở ra những tiềm năng cho những sự đột phá trên nhiều mặt trận. Trita Parsi, Phó giám đốc điều hành Viện Quincy, nhận định: “Đây có thể là một sự phản ánh thực tế rằng Trump muốn theo đuổi đường lối ngoại giao trong một số vấn đề, và điều này sẽ rất khó khăn với ông nếu có một nhân viên chuyên phá hoại trong đội ngũ, đặc biệt là một con cáo ở trong nhà. Điều này thể hiện một sự giả dối của Trump”.
Ông nói thêm: “Sự sụp đổ của các cuộc đàm phán ở Afghanistan đã khiến Trump không còn nhiều tiềm năng đạt được những chiến thắng ngoại giao trên khắp các mặt trận: Afghanistan ít nhiều đã không còn khả thi, Israel/Palestine càng không khả thi, Triều Tiên thì chẳng đi đến đâu, Trung Quốc cũng vậy. Iran có thể là một trong những nơi ông đang nhắm đến. Và để làm được điều này, ông cần sa thải Bolton”.
Pompeo vừa nhắc lại tại buổi họp báo ở Nhà Trắng rằng Trump đang để ngỏ khả năng gặp gỡ Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Trong khi đó, Ken Silverstein, cựu biên tập viên của Tạp chí Harper’s, nhận định rằng nếu không có Bolton, nỗ lực đã chết yếu của chính quyền trong việc loại trừ chính phủ Maduro ở Venezuela càng trở nên bất khả thi hơn. Ông nói: “Sự việc này là một tin xấu với phe ủng hộ sự thay đổi chế độ ở Venezuela. Ông ấy từng là tiếng nói đi đầu trong chính quyền Trump ủng hộ sự thay đổi chế độ. Ông ta không hề che giấu điều đó. Ông chắc chắn là một nhân vật mạnh mẽ nhất trong chính quyền ủng hộ sự thay đổi chế độ. Vì vậy, điều này sẽ khiến khả năng này suy yếu”. Silverstein nói thêm: “Nếu Trump loại Bolton, ông ấy sẽ không chọn một người tân bảo thủ khác. Vì vậy, trong vấn đề Venezuela, điều này đồng nghĩa là cơ hội cho một sự thay đổi chế độ đã bị giảm đi”.
Có lẽ sự thay đổi lớn nhất trong chính sách có thể xảy ra trong vấn đề Triều Tiên. Trung tá Daniel Davis, nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Cơ quan nghiên cứu Ưu tiên Quốc phòng, nhận định: “Mọi thứ hiện nay đều có thể xảy ra. Triều Tiên rất muốn đàm phán, bởi các lệnh trừng phạt đang rất khắc nghiệt. Và nếu có bất cứ cơ hội nào để họ có thể quay lại đối thoại một lần nữa thì họ sẽ nắm lấy. Họ đã cảm thấy bị bội ước ở Hà Nội bởi mọi thứ dường như đã đi theo hướng rất tích cực sau một năm để đến được thời điểm đó. Bolton chính là kẻ mà Triều Tiên đổ lỗi vì đã ngáng đường”.
Cái tên Biegun đã bất ngờ trở thành một ứng viên tiềm năng để thay thế Bolton, mặc dù Davis cho rằng điều này là không thể. Ông nói: “Phần thưởng lớn hơn dành cho ông ấy phải là chức Thứ trưởng Ngoại giao, mà tôi cho là ông cũng đang được cân nhắc một cách nghiêm túc. Tôi nghĩ Biegun sẽ phù hợp hơn với vị trí này. Tôi không nghĩ ông ấy đủ khôn ngoan để làm cố vấn cho Trump”.
Tổng thống cho biết một cố vấn an ninh mới sẽ được lựa chọn và công bố vào tuần sau.
Mark Perry đã nói với National Interest về các ứng viên tiềm năng: “Một nhân vật sớm được dự đoán là Fred Fleitz, song tôi không nghĩ vậy. Fleitz từng là Chủ tịch của Bolton tại Hội đồng An ninh Quốc gia hồi năm ngoái, và được coi là bạn thân nhất của Bolton. Khó có khả năng ông sẽ được chọn để thay thế Bolton”.
Perry ủng hộ đại tá Douglas Macgregor, người từng được Fox News đưa vào danh sách cho vị trí này.
Trong khi đó, Tướng Jack Keane, một nhân vật trụ cột tại Washington, cũng được đề xuất là một người kế nhiệm tiềm năng cho Bolton, mặc dù Perry tin là ông sẽ nắm giữ vai trò của một nhân vật thế lực: “Người nắm lá phiếu phủ quyết ở đây chính là Jack Keane. Trump thường xuyên bàn bạc với ông ấy”.
Có một yêu cầu là người thay thế Bolton phải hợp tác tốt với ngoại trưởng. Perry nói: “Pompeo đã dành nhiều thời gian để loại bỏ Bolton. Điều đó mất nhiều thời gian và gây ra sự bất ổn trong bộ máy an ninh quốc gia. Chúng tôi không muốn điều này lặp lại, Tôi cho là bất kỳ ai được lựa chọn sẽ phải hợp tác với Pompeo, và trong một số trường hợp còn phải phục tùng ông ấy. Pompeo là một nhân vật rất cứng rắn trong chính quyền”.
Hunter DeRenses và Matthew Petti đều là phóng viên của tờ National Interest. Bài viết được đăng trên trang National Interest. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét