Tenzin Gyatso, Đức Đạt
Lai Lạt Ma, đời thứ 14. Ảnh chụp tại Milano, Ý, ngày 20/10/2016.GIUSEPPE CACACE
/ AFP
Chiến
lược gây áp lực toàn diện phải chăng đang được chính quyền của tổng thống Mỹ
Donald Trump áp dụng để tấn công Trung Quốc ? Sau các sức ép liên quan đến Biển
Đông, Đài Loan và Tân Cương, mới đây, Washington đã bất ngờ chĩa mũi dùi công
kích Bắc Kinh trên vấn đề Tây Tạng, cụ thể là cảnh cáo Trung Quốc là không nên
áp đặt người thay thế đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng.
Theo
ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, mũi tấn công của Mỹ xuất phát từ cả hành pháp
lẫn lập pháp, với lời cảnh báo của một quan chức cao cấp trong bộ Ngoại Giao Mỹ
và một dự luật đang được thảo luận ở Quốc Hội Hoa Kỳ, nhằm lưu ý Bắc Kinh rằng
họ sẽ phải đối mặt với sự phản đối quốc tế nếu tìm cách áp đặt « tiến
trình tái sinh » của đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ngày
18/09/2019 vừa qua, phát biểu trong một cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ, ông
David Stilwell, quan chức hàng đầu của bộ Ngoại Giao Mỹ đặc trách Đông Á, đã cam
kết là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây sức ép để cho người dân Tây Tạng được hưởng một
« quyền tự trị có ý nghĩa ».
Về vấn
đề kế nhiệm đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, mà theo
đức tin Tây Tạng, sẽ tái sinh trong cơ thể người thay thế, ông Stilwell đã
không ngần ngại chế nhạo việc đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn can thiệp vào tiến
trình tái sinh này.
Quan
chức Mỹ đã tuyên bố nguyên văn như sau : « Thật đáng băn khoăn và mỉa
mai thay, đảng (tức là đảng Cộng Sản Trung Quốc) tiếp tục khẳng định vai trò
của mình trong tiến trình tái sinh của đức Đạt Lai Lạt Ma, ngay cả khi chủ tịch
Tập (tức là ông Tập Cận Bình) luôn thúc giục các đảng viên duy trì “lòng kiên
định của những người Mác Xít vô thần” ».
Theo
ông Stilwell : « Người Tây Tạng, cũng như tất cả các cộng đồng có đức
tin khác, phải có quyền tự do thực hành đức tin của mình, và tự do lựa chọn
lãnh đạo của mình mà không bị bên ngoài can thiệp vào ».
Hành
pháp Mỹ đã lên tiếng sau khi một nhóm dân biểu tại Hạ Viện Mỹ đệ trình một dự
luật quy định việc trừng phạt bất kỳ quan chức lãnh đạo Trung Quốc nào can dự
vào các hoạt động nhằm chọn người kế vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng.
Bên
cạnh đó, dự luật còn cấm Trung Quốc mở thêm lãnh sự quán tại Hoa Kỳ, ngày nào
mà Mỹ không có cơ sở ngoại giao của chính mình tại Lhassa, thủ phủ vùng Tây
Tạng.
Đức Đạt
Lai Lạt Ma đương nhiệm đã 84 tuổi, vấn đề chọn Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp càng lúc
càng gay gắt. Theo truyền thống, các tu sĩ Tây Tạng chọn Đạt Lai Lạt Ma thông
qua một nghi thức có thể kéo dài nhiều năm, với một ủy ban lưu động có trách
nhiệm đi khắp nơi tìm kiếm một đứa trẻ có thể là hóa thân tái sinh của nhà lãnh
đạo tinh thần đương nhiệm.
Trong
thời gian qua, chính quyền Trung Quốc đang ngày càng cho thấy rõ ý muốn tự mình
chọn người kế vị đức Đạt Lai Lạt Ma, với hy vọng bổ nhiệm được một lãnh đạo
tinh thần Tây Tạng thân Bắc Kinh.
Đức Đạt
Lai Lạt Ma hiện thời, đang sống lưu vong ở Ấn Độ sau khi chạy trốn khỏi Tây
Tạng vào năm 1959, đã nghĩ đến việc chống lại ý đồ của Trung Quốc bằng cách đề
ra những khả năng phi truyền thống để tìm người kế nhiệm, chẳng hạn như chọn
ngay người kế nhiệm khi ông đang còn sống, thậm chí chọn một cô gái. Một khả
năng nữa là tuyên bố rằng ông là Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng.
Đối với
giới bảo vệ dân tộc Tây Tạng, sự can thiệp của Mỹ có thể sẽ không làm Bắc Kinh
thay đổi ý kiến, nhưng sẽ buộc Bắc Kinh phải cân nhắc lợi hại trước khi hành
động.
Dẫu sao
thì với hồ sơ Tây Tạng, kể như là Mỹ đã tung đòn gây sức ép trên toàn bộ các vấn
đề mà Trung Quốc coi là lợi ích cốt lõi của họ. Bên cạnh ba điểm truyền thống
là Tây Tạng, Tân Cương và Đài Loan, còn có Biển Đông mới được Trung Quốc coi là
lợi ích cốt lõi trong một vài năm qua. Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã
phải đối phó với áp lực của Washington trên toàn bộ 4 hồ sơ này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét