Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

11824 - Biến đổi khí hậu và những bức ảnh thiếu thuyết phục


Other

Tất cả chúng ta đều từng nhìn thấy những bức ảnh có sức mạnh lay chuyển, có thể biến một cuộc khủng hoảng mơ hồ trở nên rõ mồn một như thế nào.
Chúng ta cảm xúc ra sao khi nhìn bức ảnh người đàn ông Trung Quốc chặn đoàn xe tăng một ngày sau cuộc thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn, một bé gái trần truồng chạy trốn bom napalm hồi năm 1972 trong Cuộc chiến Việt Nam, hay bé Amal Hussain bảy tuổi chết vì đói ở Yemen? Nếu làm tốt, các bức ảnh có thể giúp mọi người trên khắp thế giới hiểu được những thảm họa mà họ không nhìn thấy.

Ảnh không hồn?
Bây giờ bạn hãy nhắm mắt lại và thử hình dung về biến đổi khí hậu - một trong những cuộc khủng hoảng cấp bách nhất trong thế hệ chúng ta.
Điều gì xuất hiện trong đầu bạn? Đó có phải là khói bốc lên từ những nhà máy điện? Tấm pin Mặt trời? Một con gấu Bắc Cực gầy giơ xương?
Đó thật sự là một vấn đề, nhà tâm lý học Adam Corner, giám đốc Climate Visuals, một dự án có mục tiêu là đem lại sức sống mới cho những tấm ảnh về khí hậu, nói.
"Những tấm ảnh không có người trong đó không thể nào kể một câu chuyện nhân sinh được," ông Corner nói.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác nhà nghiên cứu tháy rằng những hình ảnh như thế này chưa đủ sức thuyết phục khiến mọi người cảm thấy tình trạng biến đổi khí hậu là nghiêm trọng...
Aulia Erlangga/CIFORBản quyền hình ảnhAULIA ERLANGGA/CIFOR
Image caption... như bức ảnh này, trong đó có hình ảnh con người và những tác động mà con người phải hứng chịu do nạn ô nhiễm môi trường

Và kiểu hình ảnh như thế có lẽ là một lý do chính khiến cho có ít người trong chúng ta coi trọng mức độ nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu có vấn đề nội tại về hình ảnh.
Trong khi chúng ta có thể dễ dàng hình dung ô nhiễm nhựa hay phá rừng thì biến đổi khí hậu lại có biểu hiện ít rõ ràng hơn: những khí thải gây tình trạng ấm lên toàn cầu, chẳng hạn như carbon dioxide và methane đều là những khí không màu trong khi tác động của tình trạng đó diễn ra với tốc độ chậm và không phải lúc nào cũng gây sốc về hình ảnh.
Do đó, vào những năm 1990, các phóng viên, các chính trị gia và những người khác đã bắt đầu sử dụng những kiểu hình ảnh để giúp chúng ta bắt đầu nắm bắt được tình hình.
Ý tưởng này vào lúc đó giúp chúng ta hiểu được vấn đề, nhưng giờ đây nó cần được tiếp thêm sức sống mới. Vì một lẽ: giờ đây tác động của biến đổi khí hậu đã trở nên rõ ràng hơn: hãy xem tần suất các vụ cháy rừng, ngập lụt vùng ven biển, hạn hán và các đợt nóng.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBởi vì đa số mọi người không quen nhìn hình ảnh thực sự của các rặng san hô, nên các nhà nghiên cứu thấy rằng những ảnh chụp cảnh rặng san hô bị tẩy trắng do biến đổi khí hậu như thế này không tạo được tác động mạnh mẽ...
NPSBản quyền hình ảnhNPS
Image caption… so với hình ảnh thế này, cho thấy một nhà nghên cứu đang xem xét ảnh hưởng của tình trạng thay đổi khí hậu đối với rặng san hô

Không có sức lay động

Tuy nhiên một lý do nữa để cập nhật hình ảnh của biến đổi khí hậu là đối với công chúng nói chung, những hình ảnh biến đổi khí hậu 'truyền thống' không có sức lay động đến thế.
Tự hỏi liệu có thể có cách nào đó tốt hơn để kể câu chuyện về biến đổi khí hậu hay không, Climate Visuals đã kiểm tra những bức ảnh về biến đổi khí hậu mang tính biểu tượng - chẳng hạn gấu Bắc cực đơn độc - xem chúng thật sự có tác động như thế nào.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTuy hình ảnh chú gấu Bắc Cực đầy tính biểu tượng, nhưng cảnh tượng về cuộc sống ở một nơi mà con người chưa từng sinh sống sẽ không tác động mạnh như...
Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption… như hình ảnh về cuộc tìm kiếm nạn nhân bão Katrina

Sau khi hỏi mọi người tại các buổi hội luận ở London và Berlin, và thông qua một cuộc khảo sát trên mạng với trên 3.000 người, nhóm dự án đã kết luận rằng chúng ta sẽ dễ dàng thông cảm với những hình ảnh có người thật - chẳng hạn như công nhân đang lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời, những nhân viên cứu hộ khẩn cấp đang giúp đỡ các nạn nhân của một trận bão hay các nông dân đang xây dựng hệ thống tưới nước hiệu quả hơn để đối phó với hạn hán.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác nhà nghiên thấy hình ảnh như thế này không tác động tới người xem nhiều...
Dennis Schroeder/NRELBản quyền hình ảnhDENNIS SCHROEDER/NREL
Image caption… như hình ảnh kiểu này, trong đó có những người đang dựng các tâm năng lượng mặt trời lên

Cũng sẽ có hiệu quả khi các bức ảnh khắc họa những bối cảnh tại chỗ hay quen thuộc với khán giả, và khi chúng cho thấy tác động lay động tâm can của biến đổi khí hậu.
Những người được vấn ý trong nghiên cứu cũng bày tỏ sự nghi ngờ với những bức ảnh 'dàn dựng'… và các hình ảnh có chính trị gia trong đó.
Nghiên cứu của Climate Visuals không phải là hoàn toàn mới mẻ.
Trong hơn một thập niên, các học giả đã phân tích cách các tổ chức phi chính phủ và các chính phủ thể hiện hình ảnh của biến đổi khí hậu, và nghiên cứu công chúng phản ứng như thế nào với các dạng hình ảnh khác nhau và đã đưa ra những cách tiếp cận mới.
Tuy nhiên, điều mà họ làm khác là tạo ra thư viện hình ảnh về biến đổi khí hậu lớn nhất thế giới dựa trên những bài học này.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác nhà nghiên cứu thấy hình ảnh này, thể hiện cách hành xử của một cá nhân, có thể tạo phản ứng tự vệ tự người xem...
Qilai Shen/Panos PicturesBản quyền hình ảnhQILAI SHEN/PANOS PICTURES
Image caption... trong lúc hình ảnh có tác động mạnh như thế này, trong đó thể hiện rõ ràng quy mô xả khí độc hại cao tới đâu trong hoạt động sản xuất thịt, sẽ có hiệu quả cao hơn

Và cho dù là tốt hơn hay tệ hơn, giờ đây tìm thấy những bức ảnh về hậu quả của biến đổi khí hậu có vai trò chủ đạo của con người trong đó không còn khó như thế nữa.
"Những câu chuyện mà chúng ta cần kể đang xảy ra ở xung quanh chúng ta không giống như 20 năm trước, khi mà gấu Bắc cực trở thành một biểu tượng," Corner nói.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét