Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

6837 - Luật đặc khu: niềm tin có hay không?



Ảnh minh hoạ. 
Ngày 10/6/2018, được coi là ngày lịch sử mà người dân nhiều tỉnh thành đã xuống đường để phản đối hai dự luật an ninh mạng và luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Luật đặc khu). 

Mặc dù trước đó nhà cầm quyền đã lùi lại luật đặt khu, nhưng làn sóng biển người vẫn xuống đường để biểu tình phản đối nhà cầm quyền, cho thấy một sự thật đã quá hiển nhiên rằng niềm tin của người dân dành cho nhà cầm quyền không phải ở mức mai một nữa, mà sự thực đã đến mức không còn tin tưởng để đặt niềm tin vào khả năng lãnh đạo của nhà cầm quyền, nên sự lo lắng của người dân mới bùng nổ vào một ngày như thế.

Vì sao lại mất niềm tin?

Có lẽ, nhà cầm quyền nên tự hỏi và tự trả lời cho mình, theo cách nghĩ thật sự hồi tâm, hướng thiện, gắng nghĩ một lần nữa thử xem có tìm ra được hướng đi nào tốt hơn để cứu vãn, vãn hồi lại một chút niềm tin nào đó còn sót lại nơi người dân dành cho mình nữa hay không?.

Niềm tin thiết thực!, không còn nằm ở chỗ đi tìm nguyên nhân, và người dân chắc cũng không còn nhẫn nại để nghe nhà cầm quyền chỉ biết nói vài câu lo lắng về niềm tin thì niềm tin sẽ sống lại. 

Mà hãy nhìn nhận: Niềm tin có hay không!, khi nó từng vùng vẫy trong vũng bùn bô-xit Tây Nguyên, nó từng ngạt thở trong bụi xỉ mịt mù ở nhiệt điện Vĩnh Tân, nó từng bị hạ độc bởi thảm họa Formosa, bởi thảm trạng xả lũ, bởi những trạm Bot ăn cướp tiền trắng trợn, bởi khế ước của chính quyền với người dân Đồng Tâm-Đồng Sênh bị xé bỏ, bởi những thứ ngôn ngữ mới lạ, kỳ lạ, nhưng đầy sự trí trá của nhà cầm quyền tung ra để trị quốc an dân.

Niềm tin ở đâu, khi hàng vạn dân oan khắp các tỉnh thành phải tha phương kiếm tìm?. Niềm tin ở đâu! khi hàng vạn dân oan thét gào đến khàn giọng từ năm này đến năm khác đến gần hết đời người vẫn chưa thấy niềm tin.

Niềm tin của người dân dành cho nhà cầm quyền, có thể mặc định trong hoàn cảnh hiện tại như là một thảm họa về niềm tin hay không!?.

Luật đặc khu, luật an ninh mạng được nhà cầm quyền quyết đưa ra và mong muốn người dân hãy tin tưởng vào đường lối  sáng suốt của đảng, tin tưởng vào sự cần mẫn thận trọng của quốc hội và sự điều hành thông minh của chính phủ  liệu có mang lại kết quả tốt như nhà cầm quyền mong muốn hay không?.

Nhà cầm quyền có bao giờ đặt câu hỏi thay cho người dân?

Người dân, dựa vào đâu để đặt cược niềm tin của mình vào hai dự luật ANM và luật Đặt khu sau hàng loạt niềm tin đã bị đánh cắp như một thảm họa?.

Thế nhưng, sau ngày 10/6/2018, những người lãnh đạo cao cấp của nhà cầm quyền lại đưa ra những câu nói nữa như muốn khẳng định, nữa nghi vấn mơ hồ về một thế lực nào đó đã kích động lòng yêu nước của người dân nên mới có chuyện hàng trăm ngàn người dân ở nhiều tỉnh thành mới xuống đường  " tụ tập " phản đối như thế!.

Cách lập luận từ nhà cầm quyền, để quy chụp rằng người dân nhẹ dạ cả tin vào một thế lực nào đó, liệu nhà cầm quyền có đứng vững trước cách lập luận này hay không?, hay chỉ là sự võ đoán của nhà cầm quyền nhằm để cứu vãn một sự thật là niềm tin của người dân đã thực sự không còn.

Từ sự võ đoán được đưa ra, vào một ngày Hạ 17/6/2018, khi những tia nắng còn chưa tỉnh giấc, khi những lời cầu nguyện cho Quốc Thái - Dân An của người dân còn chưa kịp trọn vẹn!. Cuộc bố ráp, vây bắt từ nhà cầm quyền nhắm vào người dân, coi người dân như thể là kẻ thù của mình chứ không phải là giặc phương bắc mới là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc 

Công viên Tao Đàn, một địa danh để người dân Sài gòn hít thở không khí trong lành, trong phút chốc đã trở nên ngột ngạt khó thở với gần 200 sinh mạng công dân VN, trong vòng vây an ninh tổng hợp của chính nước mình đang sẵn sàng giáng xuống đầu người dân những đòn tra tấn tùy thích. 

Những cái bạt tai, những cú đá, những cú đánh tới tấp vào mặt người dân vào một ngày Hạ như thế!, và máu đã đỗ xuống cùng những giọt nước mắt tức tưởi hoảng loạn trong hoang mang, chẳng hiểu nỗi vì sao lại bị đối xử còn thua cả súc vật như vậy?.

Hiến pháp là gì khi nhà cầm quyền quên đi đó là quyền hiến định, Pháp luật là gì khi nhà cầm quyền cứ thậm thụt đút vào rồi đưa ra, rồi xin khất nợ với thời gian tự ưu đãi. 

Không lẽ, quyền biểu tình của người dân đã biến thành quyền đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền?.

Lời kêu gọi người dân hãy bình tĩnh, hãy tin tưởng đặt niềm tin vào nhà cầm quyền qua hai dự luật đặc khu và an ninh mạng đã được đưa ra trong hoàn cảnh đối nghịch như vậy có còn một chút tình và lý nào nữa hay không.

Luật ANM đã được thông qua dù chưa có chỉ dấu nào cho thấy sự đồng lòng tuyệt đối của người dân.

Luật Đặc Khu đã được lùi lại, nhưng điều người dân mong muốn thật sự là hãy hủy bỏ Luật đặc khu, điều lo sợ hoàn toàn có cơ sở về 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc một khi rơi vào người bạn láng giềng phương bắc thì nguy cơ mất dần lãnh thổ của đất nước không hề là một câu chuyện bi quan bởi Hoàng sa ,Trường sa đã bị chiếm đoạt cũng bởi người bạn 4 tốt 16 vàng này mà ra.

Muốn đặt cược niềm tin, chí ít ra cũng phải thấy được một vài thành quả tốt đẹp từ nhà cầm quyền mang lại cho người dân.

Nhưng thực tế lại cho thấy, năng lực và thành quả có được của nhà cầm quyền lại tương đồng với cảnh tàn tạ lụi tàn của đất nước, người dân tin tưởng đặt niềm tin vào nhà cầm quyền bằng cách nào đây sau những lụn bại trêu ngươi một cách đầy thách thức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét