Khoảng 1.500 bạn trẻ Công giáo
sinh sống, học tập và làm việc tại Thái Lan vào ngày chủ nhật 2 tháng 7 tập
trung tham gia Đại hội Di dân giáo phận Vinh lần thứ hai. - RFA
Người di dân lo lắng
Khoảng 1.500 bạn trẻ Công giáo
sinh sống, học tập và làm việc tại Thái Lan vào ngày chủ nhật 2 tháng 7 tập
trung tham gia Đại hội Di dân giáo phận Vinh lần thứ hai, trong bối cảnh Lao động
mới của nước sở tại được thực thi, khiến nhiều di dân rất lo lắng.
Giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp,
vị chủ chăn của giáo phận Vinh, sang Thái Lan chủ sự đại hội. Trước tình hình
được cho là ‘nóng’ hiện nay đối với lao động nhập cư, đức giám mục Phao lô Nguyễn
Thái Hợp có ý kiến đề đạt với chính quyền Việt Nam trong việc hỗ trợ cho người
Việt Nam phải sang làm ăn trên Xứ Chùa Vàng.
“Ít nhất phải có một kiến nghị gửi
thẳng tới Tòa Đại sứ, gửi về Bộ lao động, gửi về bên nhà rồi cho lên mạng.”
Theo Giám mục Giáo phận Vinh vấn đề cần thiết phải có Hiệp ước lao động giữa 2
nước.
Ngày 23/6/2017, luật Lao động nhập
cư mới của Chính phủ Thái Lan có hiệu lực, cảnh sát Thái Lan tổ chức nhiều đội
truy quét lao động nhập cư bất hợp pháp trong đó có Việt Nam.
Thực tế những di dân từ Việt Nam
đều cầm hộ chiếu du lịch và làm trong những ngành nghề may mặc, bán hàng rong…
là những ngành cấm lao động nước ngoài.
Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp
nói, ông rất thông cảm với các di dân Việt Nam vì hầu hết đều làm việc “chui”.
Tuy nhiên “chui” vẫn là công dân
VN cho nên “chúng ta có thể liên kết ở VN để yêu cầu nhà nước phải giải quyết vấn
đề bang giao cụ thể với những hiệp ước cụ thể về vấn đề trao đổi nhân sự với đất
nước Thái Lan.”
“Cha ước mong 1 ngày nào đó được
cầm những cái Kiến nghị của di dân VN ở Thái Lan để rồi yêu cầu nhà cầm quyền
phải nghĩ đến điều kiện làm việc của công nhân của mình với tình trạng bất bình
đẳng, với tình trạng lao động rất là khó khăn”, ông nói thêm.
Theo qui định mới của Thái Lan
thì lao động nhập cư trái phép, người lao động không có giấy phép hoặc làm việc
trong các lĩnh vực bị cấm có thể bị phạt tù tới 5 năm, bị phạt tiền từ 20.000
Baht đến 100.000 Baht (khoảng 13 triệu - 67 triệu VNĐ) .
Trong khi đó chủ sử dụng lao động
vi phạm có thể bị phạt đến mức 800 ngàn bath Thái, tương đương hơn 23 ngàn đô
la Mỹ theo tỷ giá hiện hành.
Cùng cầu nguyện cho nạn nhân
Formosa
Giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp,
vị chủ chăn của giáo phận Vinh, sang Thái Lan chủ sự Đại hội Di dân giáo phận
Vinh lần thứ hai. RFA
Ngoài lo lắng cho tình hình thực
tế tại Thái Lan khi lao động nhập cư bất hợp pháp bị truy lùng, thì những bạn
trẻ từ các tỉnh miền Trung sang Thái Lan tiếp tục lo lắng cho người thân tại những
nơi chịu tác động trực tiếp của thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây
nên.
Tuy nhiên vì cách trở về địa lý
nên họ cũng chỉ biết cùng nhau dâng lời cầu nguyện.
Anh Nguyễn Văn Long, quê ở Hà
Tĩnh có thâm niên 10 năm ở Thái Lan, hiện nay đang làm công nhân may mặc, anh
cho hay:
“Sau biến cố thảm họa môi trường
của 4 tỉnh miền Trung, trong đó tỉnh Hà Tĩnh của chúng em là tỉnh trực tiếp chịu
ảnh hưởng.
“Chúng em đi xa nhưng vẫn cảm thấy
xót thương cho đồng bào cũng như con em 4 tỉnh miền Trung. Mặc dù không giúp được
gì chỉ biết bằng những lời cầu nguyện cho quê nhà sớm khắc phục thảm họa môi
trường”, anh Long chia sẻ.
Còn anh Trần Văn Sơn, làm thợ may
ở Thái Lan 13 năm và tham gia Đại hội di dân Giáo phận Vinh với vai trò bảo vệ
an ninh nói: “Mong muốn những nhà lãnh đạo biết suy nghĩ biết lo lắng, giải quyết
vấn đề thảm họa môi trường thật minh bạch, người dân 3 tỉnh miền trung (Giáo phận
Vinh) mình rất là khổ, thảm họa môi trường, thảm họa thiên tai, đất đai khô cằn….
“Tụi em đi xa quê làm ăn chỉ mong
sao chính quyền và các nhà lãnh đạo tìm ra nguyên nhân để dân đỡ khổ 1 chút”,
anh Sơn cho biết.
Số tham gia Đại hội Di dân Giáo
phận Vinh lần thứ hai không đông như lần thứ nhất vì lý do chiến dịch truy bắt,
buộc lao động nhập cư bất hợp pháp về nước.
Hãng tin Reuters vào ngày 3 tháng
7 loan tin dẫn phát biểu của một viên chức Văn phòng Nhập cư Thái Lan cho biết
từ ngày 23 đến 28 tháng 6 có chừng 60 ngàn lao động nhập cư rời khỏi Thái Lan.
Trong số này có đủ quốc tịch; nhưng nhóm đông nhất là người Miến Điện. Trong những
ngày sắp tới số lao động nhập cư bất hợp pháp phãi rời xứ Chùa Vàng được nhận định
còn tăng lên nữa.
Thống kệ của Tổ chức Quốc tế Di
dân cho thấy tại Thái Lan có hơn 3 triệu lao động nhập cư; tuy nhiên những tổ
chức theo dõi nhân quyền nói con số này phải cao hơn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét