Văn Huân
Hiện tượng cua ghẹ chết ở biển Vũng Áng.
Đến trưa cùng ngày
22.8, tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Tài nguyên môi trường và Viện Hàn lâm
khoa học Việt Nam "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các
tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế". Tuy đón nhận tin công bố nhưng người
dân vẫn còn nhiều trăn trở và không ít hoài nghi.
Sau khi công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển,
phóng viên đến gặp ngư dân Vũng Áng của các xã Kỳ Lợi, Kỳ Phương, Kỳ Hà thuộc
(thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh) nơi xảy ra hiện
tượng cá chết hàng loạt đầu tiên. Tại thôn Hải Phong xã Kỳ Lợi ngư dân Chu Tiến
cho biết: “Từ khi xuất hiện cá chết cho đến nay người dân ở thôn Hải Phong
chúng tôi chỉ biết chờ đợi công bố tình trạng biển sạch, nhiều thuyền ghe không
thể ra khơi như trước, cuộc sống khó khăn rơi vào khủng hoảng, thiếu thốn, con
em có nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng.
Ngư dân xã Kỳ Lợi vừa mới đi biển về, có được 3-4 kg hải sản
các loại.
Nhưng sáng nay đón nhận “kết quả công bố đánh giá hiện trạng
môi trường biển”, bản thân tôi không thể yên tâm vẫn còn nhiều trăn trở. Biển
đã sạch hay chưa? Bao giờ biển sạch để còn làm ăn, sinh sống?” – ông Tiến nói.
Chị Chu Thị Nhiên ở Kỳ Lợi nói: “Nếu công bố biển sạch, người
dân ăn hải sản, ăn cá thì ngư dân chúng tôi mới có thể ra khơi. Còn nếu công bố
biển chưa sạch thì chúng tôi đi biển đánh bắt về chẳng ai mua, lỗ cả tiền dầu
thì đi biển làm gì? Khi chưa ô nhiễm môi trường biển, cá ngon đánh bắt về bán
có giá từ 150.000đ – 180.000đ/1kg, giờ chỉ 20.000đ – 30.000đ/1kg, còn cá không
được ngon có giá ít nhất cũng được 50.000đ – 70.000đ/1kg, nay chỉ dăm ba
ngàn/1kg. Coi như người mua họ thấy vất vả, mua để bố thí tiền dầu”.
“Cải tạo môi trường biển sạch như thế nào, chứ thế này người
dân chúng tôi còn khó khăn kéo dài”.
Chị cho biết thêm: “Gia đình vừa rồi cũng nhận được
5.000.000đ tiền hỗ trợ từ chính quyền địa phương, nhưng chừng ấy chỉ giải quyết
khó khăn ban đầu, còn về lâu dài là không thể. Tuy nhiên, “một miếng khi đói bằng
một gói khi no” là rất cần thiết, và dân ở đây không ai muốn đền bù hỗ trợ mà
chỉ cần làm cho biển sạch để người dân bám biển phát triển cuộc sống, nuôi các
con ăn học.
Còn ông Chu Thanh Nhàn tâm sự: “Từ khi xuất hiện cá chết sau
một tháng, nói thật lòng tôi vẫn ăn cá, tôi không bỏ cá, ở đây đa số người già
ai cũng ăn, chỉ có trẻ con, thanh niên, phụ nữ và một số người không ăn vì họ sợ
nhiễm độc tố. Từ khi xuất hiện cá chết hàng loạt không ai dám ăn, thì các nguồn
thực phẩm khác như thịt, gà, rau, trứng… tăng giá cao, người già như chúng tôi
không đủ tiền mua, nhiều khi phải ăn cơm với nước mắm. Cháu nhìn biết hôm nay
ông ăn cơm với cá khô, cá khô này con đi biển về phơi khô cất từ đầu năm đến
nay.
Ông Chu Thanh Nhàn người dân Kỳ Lợi ăn cơm với cá khô, nghe
radio chờ tin biển sạch.
Một Ngư dân tên Thủy người dân xã Kỳ Hà than thở: “Vừa rồi
tôi mua 60 kg ghẹ về nuôi lồng để bán, ai dè chết hơn 45 kg tôi phải đưa đi đổ,
thiệt hại gần 3-4 triệu đồng”.
Người làm nghề buôn bán nhà hàng hải sản biển, mấy tháng hè
khách đến đây tắm biển, sau đó họ vào quán thưởng thức hải sản, chúng tôi có đồng
vô, đồng ra. Từ khi ô nhiễm biển đến nay khách vắng, ít người lui tới. Cũng
chính mùa hè là mùa đánh bắt, biển êm, cá lại nhiều, mỗi đêm ngư dân kiếm từ
500 đến 1 triệu đồng. Nhưng giờ các loại cá gần bờ nay không còn nữa. Muốn có
cá phải đi xa, thuyền cần công suất lớn, hơn nữa người dân ở đây cũng chỉ thích
nghi đánh bắt gần bờ.
Ông Phan Duy Vĩnh - phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết:
“Sau sự cố môi trường biển, sáng nay khi "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng
môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế". Người dân trên
địa bàn thị xã Kỳ Anh nghiêm túc đón nhận để hiểu rõ hơn về tình hình thực tế
môi trường biển hiện nay. Một số người dân cũng vui mừng, một số người dân vẫn
còn trăn trở”.
Về vấn đề ăn cá được chưa? “Thì còn phải chờ phân tích kết
luận công bố của Bộ y tế mới trả lời chính thức với người dân. Thị xã Kỳ Anh có
khuyến cáo các ngư dân tiếp tục bám biển khai thác thủy hải sản”. Ông Vĩnh nói.
Nhiều ngày này ngư dân xã Kỳ Lợi vẫn không thể ra khơi
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đánh giá,
tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị kết luận: “Báo cáo tuy chưa trả lời được
hoàn toàn câu hỏi cá đã ăn được chưa, biển đã sạch chưa, nhưng cung
cấp cho người dân những thông số quan trọng về chất lượng nước biển
hiện tại, các quy luật tự làm sạch của biển, các vùng xoáy còn
phenol.
Tới đây các nhà khoa học sẽ xác định cụ thể địa danh,
vùng biển an toàn để người dân nắm rõ, phục vụ cho việc đánh bắt
thủy hải sản, du lịch tắm biển và các hoạt động thể thao.
"Về bơi lội, tắm biển và nuôi trồng thủy sản, dưới góc
độ khoa học. Tôi thấy an toàn tuyệt đối, trừ các vũng xoáy ở bắc đèo
Ngang, cửa biển Nhật Lệ - Quảng Bình, mũi biển từ Cửa Tùng ra đảo
Cồn Cỏ - Quảng Trị và Chân Mây - Thừa Thiên Huế". Về vấn đề an toàn
thực phẩm, an toàn hải sản, thì cần chờ thêm nghiên cứu từ Bộ Y tế”. ông Hà nói
Nguồn: motthegioi.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét