Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

11190 - Từ 47.500 tỷ đồng bơm dịp tết, nhìn lại vì sao ‘in tiền’ lãi lớn



Không thể nói khác hơn, đây là một bằng chứng gián tiếp về cái cách mà thể chế độc đảng ở Việt Nam in tiền ồ ạt và bất chấp lạm phát nhưng chẳng bao giờ chịu minh bạch hóa.

Từ đầu năm 2016 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phải tung ra thị trường một lượng tiền đồng khá lớn - lên đến nhiều trăm ngàn tỷ đồng - để mua vào ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại và từ các nguồn trôi nổi tự do.

Con số 47.500 tỷ đồng mà Ngân hàng Nhà nước ‘tống’ vào thị trường trong khoảng thời gian cận tết nguyên đán 2019 đã khiến dấy lên dư luận về tốc độ in tiền phi mã của cơ quan này - một nguồn cơn rất hữu hình và trực tiếp phục vụ cho cơ chế đẩy vọt tỷ lệ lạm phát thực tế, chứ không phải là tỷ lệ lạm phát báo cáo ‘chỉ 4%’, có thể lên đến vài ba chục phần trăm.

Vào dịp tết nguyên đán 2018, Ngân hàng Nhà nước cũng ‘tống’ một núi tiền ra thị trường, nhưng lên đến 93.000 tỷ đồng - nhiều một cách bất thường so với nhu cầu ‘bình ổn giá’ thông thường cần khoảng vài chục ngàn tỷ. Đó cũng là thời gian mà một chiến dịch thu vét đô la trôi nổi được cơ quan này âm thầm tiến hành, để đến gần giữa năm 2018 thì cả Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng lẫn Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc đều hào hứng khoe rằng quỹ dự trữ ngoại hối đã tăng vọt đến 63 tỷ USD.

Chính núi tiền đồng mà Ngân hàng Nhà nước đổ ra đã khiến trong những năm qua đã khiến xuất hiện tình trạng dư thừa tạm thời tiền đồng của các ngân hàng thương mại, do vậy nhiều ngân hàng đã phải tìm cách “đẩy” tiền ra kênh cho vay, kể cả cho vay để đầu cơ chứng khoán và bất động sản có độ rủi ro rất cao, và bất kể rủi ro thường trực khó hoặc không thể thu hồi vốn.

Câu chuyện Ngân hàng Nhà nước đẩy hàng núi tiền và thị trường không chỉ xảy ra vào những ngày cận tết nguyên đán là lúc mà ‘kiều bào ta’ thường gửi đô la về Việt Nam với tần suất dày đặc và ‘béo bở’ hơn hẳn, mà còn diễn ra đều đặn vào một số thời điểm trong năm và trong hàng chục năm trở lại đây, đặc biệt từ năm 2011 khi ngân sách trung ương bắt đầu phải thắt lưng buộc bụng và tìm kế thu gom ngoại tệ trôi nổi ở thị trường tự do và các ngân hàng thương mại để trả nợ nước ngoài - lên đến hàng chục tỷ USD hoặc hơn mỗi năm.

Hiện nay, con số nợ nước ngoài của Việt Nam (chỉ tính riêng nợ của chính phủ và do chính phủ bảo lãnh mà chưa tính đến số tự vay tự trả của khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) đã lên đến 105 tỷ USD, xấp xỉ 50% GDP.

In tiền nhiều lại là nguồn cơn khiến nhà máy In Tiền Quốc Gia ở Việt Nam bội thu và lãi lớn trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2018.

 Với đà in tiền ồ ạt, liệu đến một lúc nào đó tiền đồng Việt Nam sẽ biến thành... tiền âm phủ?


Chỉ mới qua nửa đầu năm 2018, nhà máy In Tiền Quốc Gia ở Việt Nam đã đạt mức lợi nhuận sau thuế gần 60,4 tỷ đồng, tăng gần gấp rưỡi so với con số 41,8 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái và đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2018.

Vào năm 2017, một tờ báo trong nước rút tít đầy ẩn ý: “Nhờ in tiền, mỗi ngày nhà máy In Tiền Quốc Gia thu về 4 tỷ đồng.”

Không có lý do chủ yếu nào khác để tạo ra lợi nhuận đột biến cho nhà máy In tiền Quốc Gia trong những năm gần đây, mà bằng chứng rõ nhất là báo cáo tài chính của doanh nghiệp này trong năm 2017 và nửa đầu năm 2018 đã cho thấy phần “lợi nhuận khác” chỉ chiếm khoảng 1-1,5% so với tổng lợi nhuận sau thuế. Chẳng hạn sau nửa đầu năm 2018, phần lợi nhuận khác của nhà máy In Tiền Quốc Gia chỉ có 737 triệu đồng.

Trong khi nhà máy In Tiền Quốc Gia đột biến lợi nhuận như thế, giới cán bộ hưu trí lại thường phản ánh nhận được lương hưu với nhiều tờ tiền có mệnh giá 500.000 đồng, mới cứng, cùng seri và chắc chắn chưa được lưu hành ngoài thị trường.

Không chỉ giới hưu trí và công chức, những người thường xuyên giao dịch tại các ngân hàng thương mại cũng rất thường chứng kiến cảnh nhiều xe chở tiền mới cứng được đưa tới các ngân hàng.

Dù đến nay chính phủ và Ngân hàng Nhà nước vẫn tuyệt nhiên không chịu đả động, hoặc cố tình giấu kín động thái in tiền thông qua công cụ nhà máy In Tiền Quốc Gia, nhưng bản thân những con số dư nợ cho vay trong hệ thống ngân hàng đã phản ánh cơ bản nguồn cơn “vì sao tiền đồng tràn ngập thừa mứa trong ngân hàng,” “vì sao Thủ tướng Phúc phải chỉ đạo quyết liệt tăng trưởng tín dụng (cho vay) đến 21% trong năm 2017 khi bất chấp lạm phát?,” và “tiền từ đâu ra.”

Vào năm 2008, tổng dư nợ cho vay của khối ngân hàng chỉ là 2,3 triệu tỷ đồng, nhưng đến cuối năm 2016 đã lên đến hơn 6 triệu tỷ đồng, chưa kể tồn khoảng 1.2 triệu tỷ đồng, tức lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường cho đến cuối năm 2016 đã gấp hơn 3 lần so với mười năm trước. Phải chăng một cách tương ứng, lượng tiền được Ngân hàng Nhà nước cho in và bổ sung vào lưu thông đã có thể vào khoảng 500.000 tỷ đồng mỗi năm, tức phần “lạm phát in tiền” đã chiếm đến 10-15% hàng năm – một tỉ lệ in tiền rất cao so với tỉ lệ in tiền bình quân của các nước phương Tây?

Rất rõ là trong nhiều năm qua, “đảng và nhà nước ta” phải cắm đầu in tiền, in ồ ạt mà bất chấp lạm phát thực tế có thể vọt đến vài ba chục phần trăm hàng năm và đẩy dân tình vào cảnh đuổi giá ngày càng khốn quẫn.

Tình hình trên đã biến diễn quá đà đến mức vào năm 2017, Ngân hàng Thế giới (WB) - một trong những chủ nợ lớn nhất của Việt Nam - đã phải cảnh báo Việt Nam không nên in tiền quá nhiều.Không thể nói khác hơn, đây là một bằng chứng gián tiếp về cái cách mà thể chế độc đảng ở Việt Nam in tiền ồ ạt và bất chấp lạm phát nhưng chẳng bao giờ chịu minh bạch hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét